Mâm cúng cô hồn tháng 7 cần chuẩn bị những gì?

Theo truyền thống dân gian, cứ vào tháng 7 âm lịch, người Việt thường tổ chức lễ cúng cô hồn. Cúng cô hồn tức là cúng cho các vong linh đã khuất,… đó mà một việc làm tốt, đem lại phước báu.
Vậy đồ cúng cô hồn vào tháng 7 cần chuẩn bị những gì? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Vật thực cúng cô hồn tháng 7 chay tịnh, tinh khiết mang lại rất nhiều phước báu

Đồ cúng cô hồn cần chuẩn bị những gì?
Trong kinh Tế Đàn, Đức Phật dạy: “Những loại tế đàn nào, này Bà la môn, bò bị giết, dê cừu bị giết, gà heo bị giết, các loài sinh vật khác đi đến bị giết hại. Loại tế đàn ấy, này Bà la môn, liên hệ đến sát sinh, Ta không tán thán loại tế đàn ấy. Những loại tế đàn có sát sinh như vậy, này Bà la môn, các A la hán và những ai đi trên con đường hướng đến A la hán, không có đi đến”.

Ở đây, Đức Phật nói tất cả những đàn lễ có sát sinh bò, lợn, gà, trâu… thì Ngài đều không tán thán đàn lễ đó.

Đức Phật cũng dạy trong kinh: “Này Bà la môn, tại những tế đàn nào, trong ấy không có bò bị giết, không có dê cừu bị giết, không có gà heo bị giết, không có các loài sinh vật khác bị giết hại. Này Bà la môn, Ta tán thán loại tế đàn không có sát sinh như vậy, tức là làm bố thí, tế đàn cầu hạnh phúc cho gia đình. Những loại tế đàn không có sát sinh như vậy, này Bà la môn, các A la hán và những người đi trên con đường hướng đến A la hán, có đi đến”.

Do vậy, y theo lời chỉ dạy của Đức Thế Tôn, khi sắm lễ cúng cô hồn, chúng ta nên chuẩn bị những vật thực chay tịnh, trang nghiêm để mang lại lợi ích cho kẻ còn người mất. Đồ cúng cô hồn tháng 7 nên chuẩn bị:

– Vật thực chay tịnh, không sát mạng chúng sinh để cúng.
– Không cúng bằng giấy tiền, vàng mã.
– Đồ lễ gồm:
+ Hương: Các loại hương đốt có hương thơm.
+ Hoa: Các loài hoa có hương thơm (không kiêng về tên hoa và số lượng).
+ Trà: Nước trà tỏa hương của sáu vị là đắng, cay, chua, chát, mặn, ngọt là sáu vị nuôi sống tất cả chúng sinh.
+ Quả: Số lượng tùy ý, không kiêng kỵ 2 quả hay 4 quả,… Nên cúng quả đã chín vì có hương từ vị để vong linh thọ hưởng, quả xanh chưa có hương thơm của vị.
+ Thực: Cháo, gạo muối, bánh kẹo, bim bim, khoai, ngô (số lượng tùy ý)…, chậu nước sạch.
– Địa điểm: cửa nhà, hiên nhà, sân, sân thượng,…

Cách bày trí mâm cúng cô hồn
Dựa trên tinh thần của nhà Phật, chúng ta có thể bày trí mâm cúng cô hồn như sau.

– Nếu như nhà chúng ta có khoảng sân rộng thì có thể bày ở ngoài sân. Nếu trời mưa chúng ta có thể đặt ở hiên. Nếu nhà chung cư thì chúng ta có thể đặt ở chỗ cạnh cửa nhà.

– Nếu như không có không gian rộng thì chúng ta có thể đặt bàn cúng thí hướng ra phía ngoài trời, tức là cạnh cửa sổ ở phần bên trong nhà cũng có thể bày trí được.

Bên cạnh đó, trong phần cúng thí này, chúng ta cũng có một phong bì để tùy tâm cúng dường Tam Bảo, hồi hướng cho các vong linh hôm nay có duyên về trong pháp hội của chúng ta được phúc lành. Nhờ phúc lành đó mà họ thọ dụng các đồ thức ăn dâng cúng của chúng ta.

Phật tử bày trí mâm cúng cô hồn tại nhà

Bài cúng cô hồn tháng 7
Trong lễ cúng cô hồn, để các hương linh thọ thực được và mang lợi ích thiết thực cho họ, việc bạch khấn rất quan trọng. Sau đây là văn khấn cúng cô hồn đầy đủ và đúng Pháp:

Bài Cúng Cô Hồn Rằm Tháng 7

Việc cúng cô hồn tháng 7 không chỉ là nét đẹp truyền thống của người Việt từ bao đời nay, mà theo quan điểm của nhà Phật, nó còn thể hiện lòng từ bi, thương tưởng các chúng sinh không nơi nương tựa. Vì vậy, việc lập đàn cúng lễ theo đúng chính Pháp thì sẽ mang lại rất nhiều phước báu cho cả kẻ còn người mất.

Bài viết liên quan

Liên hệ