Chuẩn hóa’ lưu giữ tro cốt

Chuẩn hóa’ lưu giữ tro cốt – Xu hướng hỏa táng ngày càng tăng, các cơ sở tôn giáo có nhận gửi tro cốt đang bắt đầu quá tải. Cần có dịch vụ chuyên nghiệp hơn, những hợp đồng với những điều khoản rõ ràng trong hoạt động này.

Chuyện ở TP.HCM, nơi diện tích đất chôn cất tại các nghĩa trang đã dần thu hẹp, thành phố đã quy định cấm chôn cất ở khu dân cư.

Gửi bằng lòng tin

Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc gửi tro cốt tại chùa khá đơn giản: chỉ có giấy ghi tên người mất, thân nhân để nhà chùa thờ tự, tụng niệm. Các chùa cũng không thể làm hợp đồng và người dân cũng chỉ mang đến gửi bằng lòng tin.

Chị N.H.T., ngụ quận Gò Vấp, cho biết trước đây gia đình gửi tro cốt của bà chị vào chùa. Mỗi tháng gia đình sẽ đến chùa thắp hương một lần, sau đó thưa dần.

Cho đến một hôm chùa sửa chữa, phần tro cốt của bà tôi cùng nhiều người bị dời ra một góc. May mắn, di ảnh vẫn còn trên hũ cốt, sau đó xin nhà chùa bố trí một vị trí và người nhà đến chùa thường xuyên hơn vì sợ xảy ra sự việc tương tự.

Nhiều người bạn của chị T. gửi tro cốt người thân vào chùa, một thời gian sau vào thăm đã phát hiện tro cốt được dịch chuyển nơi khác, phải mất thời gian đi tìm.

Sau khi hỏa táng ở Bình Hưng Hòa, gia đình anh T.M.L. (ngụ quận Tân Phú) mang một phần tro cốt về quê hương để rắc xuống sông, một phần cho vào hủ gửi ở một ngôi chùa gần nhà.

Gia đình anh L. không định gửi vĩnh viễn nên chọn gửi theo từng năm, chi phí “cúng dường tùy tâm”. Việc gửi tro cốt vào chùa hiện nay hầu hết được ghi nhận bằng một biên nhận để gia đình giữ.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, sư cô Thích Nữ Huệ Đức, trụ trì chùa Quan Âm Tu Viện (quận Phú Nhuận), cho biết hiện nay chùa không còn nhận giữ hũ cốt nữa do không còn chỗ để thờ cúng chu toàn cho người đã mất.

Cũng theo sư cô Huệ Đức, khi gửi tro cốt, đại diện gia đình đem CMND tới làm thủ tục đăng ký, chùa chỉ làm việc với người đại diện ký gửi. Hũ cốt được mã số hóa và quản lý bằng sổ sách và sơ đồ theo từng khu vực. Giấy đăng ký thủ tục gửi tro cốt ở chùa ghi rõ thời hạn 100 năm.

Tư nhân hóa và chuyên nghiệp hóa

TP.HCM đã có quy định không được chôn cất người chết trong khu dân cư, ngoài các nghĩa trang đã được xây dựng và quản lý theo quy hoạch. Nhiều chùa đã không thể nhận thêm tro cốt nhưng nhu cầu gửi vẫn tăng cao. Và dịch vụ gửi tro cốt vào các công trình do tư nhân đầu tư bắt đầu phát triển.

Công viên hỏa táng tháp Long Thọ (hợp tác giữa TP.HCM với tư nhân) đã triển khai dịch vụ này từ năm 2016 đến nay với hợp đồng rõ ràng, thu phí tùy vào gói dịch vụ. Người dân gửi tro cốt vào nhà lưu tro cốt hoặc tháp lưu tro cốt của đơn vị này tại huyện Củ Chi.

Theo bà Huỳnh Thị Trinh – giám đốc điều hành Công viên hỏa táng tháp Long Thọ, chi phí gửi tro cốt tại đây từ 20 đến hơn 80 triệu đồng tùy vào vị trí tại tòa tháp.

Đối với nhà tro cốt, chi phí từ 500.000 đồng đến khoảng 20 triệu đồng tùy vào thời hạn gửi dưới 100 ngày, gửi 3 năm hay lâu dài. Các dịch vụ lau dọn đều quy định mức phí cụ thể, phí này sẽ đóng 1 lần cho 10 năm ngay sau khi ký hợp đồng. Tất cả các điều khoản đã thảo luận đôi bên đều được ghi rõ tại bản hợp đồng.

Bà Trinh cho biết hợp đồng ghi rõ vị trí đã chọn đặt tro cốt, trường hợp lâu ngày thân nhân không ghé, tro cốt vẫn yên vị. Có trường hợp người thân ở nước ngoài, không về được, muốn thủy táng, đơn vị có hỗ trợ. Có trường hợp người thân muốn cúng giỗ nhưng không tới được, đơn vị sẽ làm và quay lại video cho người nhà xem

Bài viết liên quan

Liên hệ