Người đã mất nên hỏa táng hay chôn cất
Hỏa táng hay chôn cất người đã mất hiện nay vẫn còn là câu hỏi khiến nhiều người phân vân. Về nhân sinh quan, con người quan niệm rằng mỗi người có hai phần linh hồn và thể xác. Khi một người chết thì linh hồn sẽ lìa khỏi thể xác. Theo phong tục văn hóa của người Việt Nam xưa nay thường chôn cất người chết để tôn trọng thân xác của họ.
Nhưng ngày nay, với diện tích bị thu hẹp, nhiều người chọn hình thức hỏa táng. Vậy hỏa táng có làm ảnh hưởng đến quan niệm tôn trọng thi hài người đã mất không? Người chết chôn tốt hay thiêu tốt? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Khái niệm sơ lược
Đầu tiên, ta cùng tìm hiểu một số khái niệm cơ bản về hỏa táng cũng như chôn cất.
Địa táng (chôn cất) là gì?
Địa táng (còn gọi là huỳnh táng hay thổ táng) là một hình thức mai táng bằng cách chôn xác người chết xuống đất. Địa táng được chia làm hai loại:
Một loại chôn cất xuống đất vĩnh viễn, trừ khi “mả động”, nghĩa là khi trong gia đình xảy ra sự cố gì bất trắc (có người ốm nặng, mất mùa, cửa nhà sa sút, chết bất đắc kì tử…), người ta mới phải cải táng.
Một loại chôn xuống đất một thời gian nhất định (tuỳ theo tập tục quy định), sau đó bắt buộc phải cải táng (tức là lấy xương cốt còn lại đem chôn lần nữa ở chỗ khác hay địa điểm cũ) lần này mới chôn vĩnh viễn.
Hỏa táng là gì?
Hỏa táng, còn gọi hoả thiêu, là phương pháp xử lý thi hài bằng cách dùng gỗ, dầu mazut,dầu hoả, khí đốt hay điện đốt cháy thi hài người chết thành tro. Tro của hài cốt tuỳ theo phong tục của cộng đồng mà cho vào bình kín để thờ cúng trong gia đình hoặc nơi thờ tự của tôn giáo như chùa, nhà hài cốt người Công giáo ..vv. hoặc theo nguyện vọng của người quá cố (ví dụ như rải ngoài thiên nhiên).
Quan điểm của các tôn giáo
Để lý giải được câu hỏi thiêu tốt hay chôn tốt, chúng ta cùng xem hai đạo giáo lớn là Phật giáo và Công giáo quan niệm như thế nào về vấn đề này.
Quan niệm của phật giáo về hỏa táng và chôn cất
Sau khi chết, chúng ta nên chôn xác hay thiêu xác? Theo quan điểm nhà Phật rất rõ ràng, cái thấy biết của nhà Phật, một chúng sinh hữu tình có hai phần là phần thân xác và phần tâm linh, theo thế gian gọi là hồn và xác. Hồn là phần quan trọng, xác chỉ là đất, nước, chết rồi chỉ về với cát bụi, nhà Phật gọi xác là thân tứ đại, trong Ngũ uẩn thì xác thuộc về Sắc uẩn. Còn bốn uẩn còn lại là thuộc về tinh thần. Phần tinh thần khi bốn uẩn đó tan rã thì Sắc uẩn về với cát bụi, còn bốn uẩn còn lại sẽ di chuyển về kiếp sau, tái sinh một đời sống mới.
Đức Phật không để lại một huấn thị rõ ràng về vấn đề chôn cất hay hỏa táng, vì Ngài muốn chúng ta hiểu xác thân chỉ là sự hỗn hợp của vật chất và sau khi chết, những thứ này lại trở về các nguyên tố Đất, Nước, Gió, Lửa. Phần tro cốt còn lại chỉ là biểu tượng của người qua đời, là người thân mà ta thương yêu, chúng ta nên kính trọng. Tuy nhiên, không nên quyến luyến quanh những biểu tượng này, không nên sống mãi với quá khứ của họ hay nghĩ rằng chúng ta chẳng còn liên hệ gì với người đã chết.
Quan niệm về hỏa táng hay chôn cất của Công giáo
Theo đạo Công giáo: Kinh Thánh không có chỉ dẫn cụ thể về việc hỏa táng, cũng không có mệnh lệnh liên quan đến việc chôn cất hoặc hỏa táng. Kinh Thánh cho biết một số tôi tớ trung thành của Đức Chúa Trời đã chôn cất người chết. Chẳng hạn, Áp-ra-ham đã rất nỗ lực để tìm một chỗ chôn cất vợ của ông là Sa-ra.—Sáng thế 23:2-20; 49:29-32.
Kinh Thánh cũng cho biết có những người trung thành đã thiêu xác của người chết. Chẳng hạn, khi vua Sau-lơ của Y-sơ-ra-ên và ba con trai ông bị tử trận các chiến binh trung thành của Y-sơ-ra-ên đã lấy lại xác của Sau-lơ và ba con trai ông, rồi đem đi thiêu và chôn cất xương (1 Sa-mu-ên 31:8-13).
Như vậy đối với hai tôn giáo lớn này thì hỏa táng hay chôn cất không làm ảnh hưởng gì đến tín ngưỡng thờ tự. Việc lựa chọn hỏa táng hay chôn cất tùy thuộc vào văn hóa địa phương, nhu cầu gia quyến hay mong ước của người đã mất.
Hỏa táng hay chôn cất nên dựa vào những yếu tố nào?
Khi quyết định hỏa táng hay chôn cất xác chết, hãy xem xét những yếu tố sau:
Di nguyện của người đã khuất: Các thành viên trong gia đình làm theo di nguyện của một người về cách an táng sau khi người đó qua đời.
Phong tục địa phương: Những phong tục này thường ảnh hưởng đến cách thức an táng người chết. Tương tự, ngày nay một người có thể chọn xử lý xác của người chết theo phong tục địa phương, miễn là phong tục ấy không trái với nguyên tắc xã hội.
Quy định của luật pháp: Ở một vài nơi, chính quyền ban hành các luật về việc xử lý xác chết. Chẳng hạn, một số nơi đặt ra các quy định về địa điểm xử lý tro sau khi hỏa táng.
Những câu hỏi thường gặp về hỏa táng hay chôn cất
Những câu hỏi và câu trả lời về vấn đề hỏa táng hay chôn cất dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và lựa chọn hình thức mai táng phù hợp với người thân của mình.
Khi thiêu có nóng không hay khi đem chôn xuống dưới đất có lạnh không?
Sau khi xác thân này hư hoại, theo Phật giáo, thần thức sẽ tuỳ theo nghiệp lực mà tái sanh vào các cõi tương ứng với nghiệp nhân mà người kia đã gieo trồng, ngoại trừ các bậc đại giác như Đức Phật, các bậc Bồ-tát, các bậc A-la-hán đã giải thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi.
Như vậy dù là tái sinh tức thời hay tái sinh qua giai đoạn chuyển tiếp, mang thân trung ấm, thì thân xác lúc ấy chỉ còn lại là một cơ thể vật chất, các giác quan không còn hoạt động, mắt không thấy, tai không nghe, mũi không ngửi, tứ chi không còn cử động, cho nên không còn cảm giác đau đớn, nóng hay lạnh.
Tro cốt sau khi hỏa táng nên để ở đâu? Có nên mang tro cốt về nhà hay không?
Sau khi hỏa táng, tro cốt được lấy và đựng trong hũ, bình hay còn gọi là tiểu. Sau đó, người ta đem chôn cất trong phần mộ như địa táng, hoặc đưa vào gửi ở chùa, nhà Hài cốt (nhà Phục sinh) Công giáo, hay đưa về gìn giữ tại tư gia.
Khác biệt với những trung tâm lưu giữ tro cốt khác, khu vực lưu giữ tro cốt tại Tháp Long Thọ nằm ở tầng 3 của tòa tháp 10 tầng theo kiến trúc tòa tháp Phật giáo. Bên trong được thiết kế tỉ mỉ theo nguyên tắc âm dương ngũ hành, vật liệu chính là gỗ tự nhiên và đá Ấn Độ nhập khẩu 100% đã giúp cho khu vực lưu giữ tro cốt trở nên trang trọng và đặc biệt hơn. Nếu bạn đang tìm hiểu nơi lưu giữ tro cốt cho người thân đã mất với quy trình bảo đảm, chi phí minh bạch, hãy tham khảo dịch vụ lưu tro cốt tại Tháp Long Thọ.
Giá hỏa táng và địa táng chênh lệch nhiều không?
Dân số gia tăng dẫn đến diện tích chôn cất người mất cũng được thu hẹp lại. Chính vì thế chi phí để chôn cất sẽ tốn kém hơn nhiều so với hỏa táng. Tổng chi phí cho một ca hỏa táng hiện nay hết khoảng 11-12 triệu đồng rẻ hơn rất nhiều so với hình thức địa táng. Nếu thực hiện việc hỏa táng sẽ giảm được chi phí xây dựng, bảo quản và đi thăm viếng mồ mả, giảm bớt được nhiều vấn đề như xây dựng, tảo mộ, bảo quản mộ, cải táng di dời… Hơn nữa, hỏa táng lại là hình thức an táng văn minh, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trường.
Hy vọng với những giải đáp thắc mắc xoay quanh hỏa táng hay chôn cất giúp nhiều người loại bỏ được những e ngại về nhận thức tâm linh chưa đúng với hỏa táng. Hãy lựa chọn một cơ sở hay trung tâm hỏa táng uy tín, chất lượng, giá cả phù hợp để tiễn đưa người thân bạn một cách trang trọng nhất.
Bài viết liên quan
- PHẬT GIÁO, CÔNG GIÁO VÀ PHONG TỤC TẬP QUÁN VỀ TANG LỄ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM Phật giáo công giáo và phong tục tập quán về tang lễ của người VN Phong tục tập quán của lễ tang xưa và nay...
- Cần thay đổi một nếp nghĩ, thói quen Để khuyến khích người dân chọn hình thức hỏa táng thay vì hình thức địa táng truyền thống, thời gian qua, thành phố đã đẩy...
- Phật giáo: Hỏa táng là việc rất tự nhiên như hơi thở Phật giáo cho rằng, mỗi con người đều có 2 phần là thân xác và linh hồn. Hồn là phần quan trọng, xác chỉ là...
- Những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương mà ai cũng cần nhớ Phong tục bốc bát hương trong thờ cúng tôn giáo của người Việt Nam là một nghi lễ quan trọng, thể hiện sự tôn kính...
- Cúng giao thừa là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa, cách cúng? Cúng giao thừa là một trong những nghi thức không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về của mỗi gia đình Việt. Gia đình...
- MỘT VÀI DẪN LIỆU VÀ SUY NGHĨ VỀ VIỆC THỰC HIỆN HỎA TÁNG HIỆN NAY Giáo dục về Nhân – Quả theo quan điểm Phật giáo Theo số liệu của báo Tuổi trẻ cho hay, hiện nay nghĩa trang lớn...