Phật giáo: Hỏa táng là việc rất tự nhiên như hơi thở
Phật giáo cho rằng, mỗi con người đều có 2 phần là thân xác và linh hồn. Hồn là phần quan trọng, xác chỉ là đất, nước, chết rồi chỉ về với cát bụi. Nhà Phật gọi xác là thân tứ đại, trong Ngũ uẩn thì xác thuộc về Sắc uẩn.
Bốn uẩn còn lại thuộc về tinh thần. Phần tịnh thần khi bốn uẩn đó tan rã thì Sắc uẩn về với cát bụi, 4 uẩn còn lại sẽ di chuyển về kiếp sau, tái sinh một đời sống mới. Khi con người chết đi, thần thức không còn trên thân xác này nữa. Thân xác đã đến thời hoại diệt nên thân này dù chôn xuống đất hay hỏa thiêu cũng không ảnh hưởng đến thần thức, đó là linh hồn hay nghiệp thức.
Linh hồn tùy thuộc vào sự tạo lành ác khi thân xác còn sống mà chuyển nghiệp tái sinh vào luân hồi lục đạo, hay thành Bồ Tát, Phật. Theo quan niệm của Phật giáo, việc hỏa táng không ảnh hưởng đến linh hồn, cũng không hề gây khó khăn cho việc tái sinh, chuyển kiếp. Vong linh được về với trời hay xuống địa ngục là do bản thân ta quyết định.
Khi sống trên thế gian, tất cả đều do bản thân tự tạo ra chứ không có ai từ bên ngoài có quyền tác động vào.
Theo Phật giáo Ấn Độ, việc hỏa táng là theo phong tục sẵn có của Ấn Độ thời cổ chứ không phải là một sự bắt buộc nhằm nhắc nhở rằng: Khi chết rồi thì dừng nên luyến tiếc gì nữa. Vì họ tin rằng, tro cốt cuối cùng sẽ hợp nhất với lực đã khai sáng ra nó.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trước khi mất đã dặn các đệ tử hỏa táng, sau đó thu các xá lợi và chia cho các nước. Các đệ tử đã làm theo di huấn của Ngài. Các vị Thánh tăng trước đây cũng hỏa táng, hỏa táng rất sạch sẽ, văn minh, chúng ta không phải lấp xuống, đào lên.
Khi hỏa táng, vong linh sẽ không chấp trước vào thân xác. Bản thân vong linh cũng rất lợi ích, người sống cũng rất nhàn hạ. Tuy nhiên, việc Đức Phật có khuyến khích việc hỏa táng hay không không hề được ghi lại.
Việc này theo các nhà nghiên cứu, nó không ảnh hưởng đến văn hóa tâm linh. Việc người quá cố có độ trì cho người sống hay không là tùy thuộc vào cách sống của chúng ta chứ không phải nhất nhất phải chôn cất mới được người mất phù hộ.
Bài viết liên quan
- Giáo hội Phật giáo khuyên hỏa táng, để tro cốt trong tháp Tinh thần chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là khuyến khích hỏa táng và để tro cốt trong tháp. Liên quan đến vụ...
- Theo chân những người làm nghề hỏa táng Đây là một nghề cực nhọc, hiểm nguy và độc hại nhưng lại thấm đượm tình người, có ý nghĩa đối với phong tục tập...
- Lễ cúng tất niên cuối năm Tất niên hay còn được gọi là tiệc Tất niên chính là một trong những nghi thức dùng để đánh dấu việc kết thúc một...
- Phật giáo: Hỏa táng là việc rất tự nhiên như hơi thở Phật giáo cho rằng, mỗi con người đều có 2 phần là thân xác và linh hồn. Hồn là phần quan trọng, xác chỉ là...
- Sau khi chết ta nên địa táng hay hỏa táng Hỏa táng giúp cho người sống xem nhẹ thân này, và thấy được thân này rất giả tạm, chúng ta không bị chấp mắc vào...
- Tâm linh – Phong tục tang lễ của người Việt Thật kỳ lạ, xưa nay đã ai chết hai lần đâu mà biết trước rút kinh nghiệm, thế nhưng, có những cụ cao tuổi có...