Văn khấn ngày mùng 1 tháng 11 âm lịch theo truyền thống Việt Nam
Theo phong tục lâu đời, cứ vào ngày mùng 1 âm lịch hàng tháng, mỗi gia đình người Việt thường đều làm lễ cúng gia tiên, gia thần để cầu xin cho mọi người trong gia đình được khỏe mạnh, bình an, may mắn…
Dưới đây là ý nghĩa ngày mùng 1 và văn khấn mùng 1 tháng 11 âm lịch theo phong tục lâu đời của Nhân dân Việt Nam.
Ý nghĩa ngày mùng 1 hàng tháng
Theo quan niệm lâu đời của người Việt Nam, ngày mùng 1 gọi là ngày sóc. Nguyên nghĩa từ sóc là khởi đầu, bắt đầu. Ngày mùng 1 là ngày bắt đầu của một tháng nên gọi là ngày sóc.
Người Việt coi ngày sóc là ngày tưởng nhớ tổ tiên, cúng ông bà, ông vải. Ngày sóc còn có ý nghĩa “Cát tường” xem ngày tốt xấu thấy là ngày tốt nhất trong tháng. Cúng vào mùng 1 hoặc cúng vào chiều ngày 29, 30 đều được.
Dưới đây là cách sắm lễ và bài văn khấn ngày mùng 1 hàng tháng
Lễ vật cúng ngày mùng 1 hàng tháng đơn giản, gồm: Hương hoa, Trầu rượu, Nước, Hoa quả.
Xin giới thiệu bài văn khấn Thổ Công và các vị Thần trong nhà ngày mùng 1 tháng 11 âm lịch:
Nam mô A Di Đà Phật!
Kính lạy: – Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
– Ngài Bản gia thổ địa Long mạch Tôn thần.
– Các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ; Phúc đức Tôn thần.
– Ngài tiền hậu địa chủ tài thần.
– Các ngài Tôn thần cai quản ở trong khu vực này.
Hôm nay là ngày 1 tháng 11 năm Tân Sửu 2021
Tín chủ con là ……………………………………………………..
Ngụ tại ………………………………………………………………..
Thành tâm sửa biện, hương hoa lễ vật kim ngân trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án.
Chúng con thành tâm kính mời:
Ngài Kim niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần.
Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương
Ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Ngài Bản gia Thổ địa, Long mạch Tôn thần,
Các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ. Giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.
Xin giới thiệu bài văn khấn gia tiên ngày mùng 1 tháng 11 âm lịch
Muốn cúng tổ tiên thì phải khấn thần ngoại trước, thần nội sau theo nghi thức dưới đây:
Nam mô A Di Đà Phật!
Kính lạy: – Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.
– Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)
Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại:……
Hôm nay là ngày 1 tháng 11 năm Tân Sửu 2021
Gặp tiết ngày mùng 1, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị Tôn thần, nhớ đức cù lao tiên tổ, mỗi niệm không quên. Do đó, chúng con sắm sanh lễ vật, sửa sang hương đăng, trần thiết trà quả dâng lên trước án. Chúng con kính mời:
Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương.
Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa.
Ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần.
Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin thương xót con cháu giáng về linh sàng, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh, Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con thân cung khang khái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.
Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.
Bài viết liên quan
- Bài cúng cô hồn rằm tháng 7 tại nhà năm 2022 mới nhất Theo truyền thống dân gian, vào Rằm tháng 7 âm lịch, người Việt thường chuẩn bị một mâm cơm nhỏ ngoài trời để cúng bố...
- Phật giáo: Hỏa táng là việc rất tự nhiên như hơi thở Phật giáo cho rằng, mỗi con người đều có 2 phần là thân xác và linh hồn. Hồn là phần quan trọng, xác chỉ là...
- Tại sao phải che gương khi gia đình có người qua đời? Thường khi tang sự, người ta hay lấy giấy báo che gương, dán kín các ô kính, đồng thời đóng hết cửa sổ và ô...
- PHẬT GIÁO, CÔNG GIÁO VÀ PHONG TỤC TẬP QUÁN VỀ TANG LỄ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM Phật giáo công giáo và phong tục tập quán về tang lễ của người VN Phong tục tập quán của lễ tang xưa và nay...
- Sau khi chết ta nên địa táng hay hỏa táng Hỏa táng giúp cho người sống xem nhẹ thân này, và thấy được thân này rất giả tạm, chúng ta không bị chấp mắc vào...
- Tâm linh – Phong tục tang lễ của người Việt Thật kỳ lạ, xưa nay đã ai chết hai lần đâu mà biết trước rút kinh nghiệm, thế nhưng, có những cụ cao tuổi có...