NHỮNG MỐC QUAN TRỌNG CỦA NGƯỜI MẤT
Những mốc quan trọng của người mất
Lễ phát dẫn (Lễ đưa tang)
Ngày phát dẫn là ngày đưa tang. Con trai trưởng phải chống gậy đi đầu tiên, con trai thứ thì chống gậy đi sau con trai trưởng. Tang cha thì chống gậy tre vót tròn, tang mẹ thì chống gậy vông đẽo vuông. Đầu tiên, có hai thần phương tướng làm bằng giấy đặt hai bên, dáng vẻ giữ tợn cầm đồ qua mâu để đuổi ma quỷ. Có hai người khiêng thể kỳ, đặt một bức mành vải trướng làm bằng vóc nhiễu, đề dòng chữ Hồ sơn vân ám nếu là tang cha hoặc Dĩ lĩnh vạn mê nếu là tang mẹ.
Lễ an táng (gọi là hạ huyệt),
Giờ hạ huyệt thường chọn giờ hoàng đạo. Trước lúc hạ huyệt phải cúng thổ thần nơi hạ huyệt, đồ lễ gồm trầu rượu, đĩa xôi, vàng hương, thủ lợn hoặc chân giò… Tất cả mọi người cầm một nén hương, đi một vòng xung quanh huyệt thả một hòn đất xuống dưới, sau đó đắp mộ thành vòng rồi trồng cỏ. Đắp mộ xong, mọi người đứng vòng quanh mộ, người hộ tang, người chấp sự tiến hành lễ thành phần, tiếp đãi trà, thuốc lá cho người qua đường. Kể từ ngày này, chủ nhà thắp hương cơm canh vào hai bữa chính hằng ngày cho đến hết 100 ngày thì dừng lại.
Lễ 3 ngày (tế ngu)
Sau 3 ngày chôn cất, con cháu sẽ đến mộ để sửa sang lại mộ phần, đắp lại mộ tròn, sửa soạn cỗ bàn để tiếp đãi họ hàng thân thuộc, khách khứa đến dự, gọi là lễ tế ngu. Con cháu chỉ lấy đất đắp vào những chỗ bị hở và khơi rãnh thoát nước, kiêng động cuốc hay chèo lên mộ vì làm thế mộ dễ bị sập trong thời gian áo quan và thi hài đang bị tan rữa. Buổi lễ này tính theo âm lịch.
Lễ 49 ngày (chung thất)
Lễ cúng 49 ngày còn gọi là lễ chung thất hay tứ cửu dựa theo thuyết của Phật giáo: Âm hồn sau khi chết phải trải qua tất cả là 7 lần phán xét, mỗi lần mất 7 ngày (tương đương 1 tuần), đi qua một điện lớn dưới âm ty, sau 7 tuần vong hồn người chết mới được siêu thoát. Tuần chung thất là tuần quan trọng, đưa linh hồn người chết lên nương nhờ cửa Phật
Lễ 100 ngày (tốt khốc)
Khi người chết đã được 100 ngày là đến tuần tốt khốc. Từ tuần này trở đi, con cháu người mất sẽ thôi không khóc nữa. Tuần tốt khốc thì con cháu cũng làm lễ để cúng và làm cỗ bàn mời họ hàng thân thuộc. Sau lễ trăm ngày, hằng năm con cháu lấy ngày chết là ngày làm giỗ.
Những mốc quan trọng của người mất dịch vụ tang lễ trọn góisẽ lựa chọn loại hình lễ tang phù hợp với phong tục của từng tôn giáo.
Bài viết liên quan
- PHẬT GIÁO, CÔNG GIÁO VÀ PHONG TỤC TẬP QUÁN VỀ TANG LỄ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM Phật giáo công giáo và phong tục tập quán về tang lễ của người VN Phong tục tập quán của lễ tang xưa và nay...
- Tại sao phải che gương khi gia đình có người qua đời? Thường khi tang sự, người ta hay lấy giấy báo che gương, dán kín các ô kính, đồng thời đóng hết cửa sổ và ô...
- Khám phá phong tục rằm tháng 7 ở các nước trên thế giới Rằm tháng 7, hay còn được gọi là lễ “xá tội vong nhân”, là một ngày lễ lớn, quan trọng trong phong tục của nhiều...
- Hũ cốt và những điều cần biết? Giải đáp tâm linh 2023 Có rất nhiều những nghi lễ liên quan đến tâm linh và người đã mất. Không chỉ tổ chức tang lễ cho người đã khuất...
- Bàn về phong tục “phóng sinh” Khái niệm “phóng sinh” Đạo Phật được xây dựng trên nền tảng từ bi và trí tuệ. Trong bộ “Đại trí độ luận” quyển 27...
- Văn khấn chuẩn đón ông bà tổ tiên về nhà ăn Tết vào ngày 29 Văn khấn là bước không thể thiếu khi cúng tổ tiên ngày 29 với mong ước ông bà, tổ tiên về nhà ăn Tết cùng...