Sau khi chết ta nên địa táng hay hỏa táng
Hỏa táng giúp cho người sống xem nhẹ thân này, và thấy được thân này rất giả tạm, chúng ta không bị chấp mắc vào cuộc đời và hơn thế nữa giải quyết được vấn đề đất, người sống sẽ không phải lo thiếu đất.
Tục hỏa táng
Từ xa xưa đến giờ, nhân loại chúng ta xử lý thân xác khi tắt thở thì có nhiều hình thức xử lý, có dân tộc họ thủy táng, dân tộc ta từ trước tới nay thì địa táng, chôn xuống đất, có nơi họ hỏa táng như Ấn Độ, phương Tây cũng hỏa táng rất nhiều, cũng có nơi họ thú táng, điểu táng, tức quăng xác cho chim, cho thú ăn, có nơi thì không táng, họ treo xác lên trên cây… có nơi lại ướp xác như ở Ai Cập.
Nhân loại chúng ta có nhiều cách xử lý thân xác sau khi chết, ở Việt Nam ta, từ trước tới nay đa phần là địa táng.
Vậy sau khi chết, chúng ta nên chôn xác hay thiêu xác? Theo quan điểm nhà Phật rất rõ ràng, cái thấy biết của nhà Phật, một chúng sinh hữu tình có hai phần là phần thân xác và phần tâm linh, theo thế gian gọi là hồn và xác. Hồn là phần quan trọng, xác chỉ là đất, nước, chết rồi chỉ về với cát bụi, nhà Phật gọi xác là thân tứ đại, trong Ngũ uẩn thì xác thuộc về Sắc uẩn. Còn bốn uẩn còn lại là thuộc về tinh thần. Phần tinh thần khi bốn uẩn đó tan rã thì Sắc uẩn về với cát bụi, còn bốn uẩn còn lại sẽ di chuyển về kiếp sau, tái sinh một đời sống mới.
Nhà Phật coi thân xác như chiếc áo, mỗi kiếp chúng ta mặc vào rồi hết hạn lại cởi bỏ ra, cho nên trong nhà Thiền từng nói: “Sinh như đắp chăn đông, Tử như cởi áo hạ”. Khi chúng ta học Phật cũng phải quan niệm về thân này như vậy, thân này không phải là của mình, không phải là chính mình, trước hết là của cha mẹ cho mình mượn, chúng ta mượn máu huyết của cha mẹ, sau đó ra đời mượn đất nước đắp vào. Đến lúc chết rồi thì phải trả lại.
Khi một người chết thì ta nên xử lý thế nào? Theo tập tục truyền thống của dân tộc ta là đem chôn, nó trở thành một truyền thống. Trong những năm gần đây thì hình thức hỏa táng sau khi chết khá phát triển, và rất nhiều gia đình tiến bộ, nhiều người tiến bộ tự nguyện ghi di chúc cho con cháu sau khi chết hãy đem đi hỏa táng, và nhiều gia đình hỏa táng rất yên ổn, không có vấn đề gì. Nhưng cũng có gia đình gặp những chuyện bất an sau khi hỏa táng.
Nhà Phật coi thân xác như chiếc áo, mỗi kiếp chúng ta mặc vào rồi hết hạn lại cởi bỏ ra, cho nên trong nhà Thiền từng nói: “Sinh như đắp chăn đông, Tử như cởi áo hạ”.
Bài viết liên quan
- Người chết nên thiêu hay chôn Đức Phật và các vị Thánh Tăng ngày xưa đều hỏa táng, bởi hỏa táng rất sạch sẽ và văn minh. Còn địa táng thì...
- Hũ cốt và những điều cần biết? Giải đáp tâm linh 2023 Có rất nhiều những nghi lễ liên quan đến tâm linh và người đã mất. Không chỉ tổ chức tang lễ cho người đã khuất...
- Hướng dẫn cúng Ông Công Ông Táo đẩy đủ nhất 2022 Lễ cúng ông Công ông Táo về trời không cần phải tổ chức cầu kỳ nhưng cần phải trang trọng, chu đáo, thể hiện được...
- Ngọc xá lợi dưới góc nhìn khoa học Ngọc xá lợi là phần di thể của các vị cao tăng Phật giáo sau hỏa táng. Đó là những hạt kích thước nhỏ, có...
- Phật giáo và vấn đề hoả táng Hiện nay trên thế giới người ta đã sử dụng nhiều hình thức mai táng khác nhau. Mỗi hình thức chọn lựa cho mình khi...
- Văn khấn ngày mùng 1 tháng 11 âm lịch theo truyền thống Việt Nam Theo phong tục lâu đời, cứ vào ngày mùng 1 âm lịch hàng tháng, mỗi gia đình người Việt thường đều làm lễ cúng gia...