Ý nghĩa của việc cúng 49 ngày cho người đã mất
Lễ cúng 49 ngày (Hán-Việt: Chung thất) là một dạng tín ngưỡng, đồng thời nó cũng là buổi lễ cúng giỗ vô cùng quan trọng của người còn sống đối với người đã khuất. Đây là một buổi lễ cúng giỗ mở đầu sau ngày người chết qua đời được 49 ngày.
Phong tục này được người Việt Nam dựa theo thuyết Phật giáo: Âm hồn sau khi đã qua đời phải trải qua 7 lần phán xét, mỗi lần kéo dài 7 ngày. Sau đó linh hồn phải đi qua 1 điện lớn ở âm ty, sau 7 tuần vong hồn sẽ được siêu thoát.
Đây là quãng thời gian đưa linh hồn người chết nên nương nhờ cửa Phật. Đây là một buổi cúng giỗ rất quan trọng trong tục để tang đối với người Việt, nhằm thể hiện tấm lòng thành kính, thương xót và tưởng nhớ của những người còn sống đến những người đã khuất. Việc con cháu tụng kinh niệm Phật cho người thân của mình trong vòng thời gian 49 ngày, đó là điều rất quý kính. Đây cũng là noi theo trong kinh dạy mà Phật tử làm theo.
Như thế, thì rất đúng không có gì là sai trái cả. Tuy nhiên, điều quan trọng là trong khi tụng niệm, mọi người phải thành tâm tha thiết, đem hết lòng thành để tụng niệm cầu nguyện. Được thế, thì người tụng niệm được lợi lạc mà hương linh cũng được phần nào lợi lạc.
Ý nghĩa của nghi lễ cúng 49 ngày: “…Vì Phật giáo cho rằng, không phải con người chết là hết. Sau khi xác thân này hư hoại thì thần thức tuỳ theo nghiệp báo mà tái sanh vào các cõi tương ứng với nghiệp nhân mà người kia đã gieo tạo, ngoại trừ các bậc đại giác như Đức Phật, các bậc Bồ-tát, các bậc A-la-hán đã cắt đứt dòng tham ái, đã thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi.
Thế giới tình thức này không chỉ có cảnh giới con người, mà còn có các cảnh giới khác nữa, nếu tính từ dưới lên thì có: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a-tu-la, nhân và thiên… Như vậy, cúng 49 ngày thật sự có ý nghĩa chỉ đối với những người đã mất chưa quyết là được tái sanh về cảnh giới nào, hoặc đang trong trạng thái mê mê tỉnh tỉnh của thân trung ấm. Việc cúng cầu siêu như vậy có tác dụng nhắc nhở, gợi cho người quá vãng hướng tâm về các thiện sự đã làm hoặc thiết tha thực hiện những tư tưởng tốt đẹp, nhờ đó thần thức được tái sanh về cảnh giới tốt đẹp hơn.”
Tuy nhiên, có làm việc cầu siêu cho người quá cố thì sớm làm trong 49 ngày thì phước đức lành đó mới mạnh, không phải nói như thế là qua 49 ngày mà làm thì không có công đức gì, mà công đức đó người quá cố gặt được rất ích, phần còn lại đều là về của người đang làm.
Cho nên quý Phật Tử muốn cầu siêu thì sớm làm trong vòng 49 ngày. Vì theo Phật giáo sau khi 49 ngày thì đã phân định, giống như phiên tòa ở nhân gian đã xử xong rồi,. trong sáu đường phải đi, thì người đó sẽ theo nghiệp lực của chính họ mà sanh vào một trong sáu cõi đó. Cho nên làm công đức cầu nguyện cho người thân quá cố thì hãy làm trong vòng 49 ngày.
Theo kinh Địa Tạng nói: người chết sau 49 ngày, gọi là chung thất, thì vong linh của người mất, tùy nghiệp mà thọ sanh chiêu cảm quả báo. Nếu hiện đời tạo nhiều điều lành, thì sẽ thọ sanh về cảnh giới an lành. Ngược lại, thì thọ sanh vào cảnh khổ.
Tùy chỗ tạo nghiệp thiện ác, mà thọ sanh qua các loài và các cảnh giới sai biệt trong vòng lục đạo luân hồi. Cũng chính theo lời dạy nầy, mà Phật tử thường hay cúng Trai Tăng vào ngày chung thất. Mục đích là nhờ sức chú nguyện của chư Tăng Ni, gọi là đức chúng như hải, mà hương linh thác sanh về cảnh lành.
Tuy nhiên, nếu luận theo ý nghĩa của hai chữ cầu siêu, thì không phải chỉ trong thôi. Vì cầu siêu có nghĩa là cầu mong vượt qua: “từ cảnh giới tối tăm xấu ác, vượt qua đến cảnh giới tốt đẹp an lành”. Hiểu theo nghĩa đó, thì lúc nào ta cũng phải cầu siêu, cầu siêu cho chính bản thân ta, đồng thời cũng cầu siêu cho mọi người luôn luôn được sống trong an lành.
Vì thế, sau 49 ngày, phật tử và những thân nhân trong gia đình tiếp tục tụng kinh niệm Phật, thì đó là điều rất tốt. Dù cầu siêu hay không, người Phật tử cũng nên tụng kinh niệm Phật để cho hiện đời mình được an lạc và đời sau cũng được an lạc.
Và sau mỗi lần tụng kinh niệm Phật như thế, thì Phật tử cũng nên cầu nguyện cho hương linh thân nhân của mình, cũng như cho những vong hồn khác, rộng ra là cho cả pháp giới chúng sanh hữu tình vô tình đều trọn thành Phật đạo. Đây là thể hiện tấm lòng từ bi vị tha của người Phật tử, như thế, cũng rất là tốt đẹp vậy.
Bài viết liên quan
- Lễ cúng tất niên cuối năm Tất niên hay còn được gọi là tiệc Tất niên chính là một trong những nghi thức dùng để đánh dấu việc kết thúc một...
- Tại sao phải che gương khi gia đình có người qua đời? Thường khi tang sự, người ta hay lấy giấy báo che gương, dán kín các ô kính, đồng thời đóng hết cửa sổ và ô...
- Cúng tất niên cuối năm: Nghi thức, mâm cúng và lưu ý 2024 Đối với người dân Việt Nam thì lễ cúng tất niên vô cùng quan trọng trong một năm. Đây là lễ cúng với mục đích...
- Mâm cúng Thanh minh 2022 tại nhà gồm những gì? Vào dịp Tết Thanh minh, người Việt Nam thường sắp xếp thời gian để dọn dẹp phần mộ của người đã khuất, hay còn gọi...
- Những điều quan trọng cần chú ý về tỉa chân nhang và bao sái bát hương Theo phong tục người Việt, các gia đình thường tỉa chân nhang và bao sái bát hương sau khi tiễn ông Công ông Táo về...
- Bài văn khấn cúng gia tiên, thần linh ngày Tết Dương lịch Nếu như Tết Nguyên đán được thực hiện với những bài văn khấn cúng được trau chuốt thì Tết Dương lịch cũng không nên quên...