Bài cúng Tết Thanh minh năm 2022
Tết Thanh minh 2022 nhằm vào thứ Ba ngày 5/4 Dương lịch, tức ngày 5/3 Âm lịch. Vào ngày này, con cháu sẽ đi tảo mộ để thể hiện lòng thành kính với ông bà tổ tiên.
Ngoài việc chuẩn bị mâm lễ cúng, con cháu cần chuẩn bị bài văn khấn để ông bà tổ tiên chứng giám lòng thành, phù hộ cho gia đình an yên.
Mâm cơm cúng Thanh minh năm 2022
Bài cúng ngoài mộ
Dưới đây là bài văn khấn Âm phần long mạch theo sách Văn khấn cổ truyền của Đại đức Thích Thanh Tâm, NXB Thời đại:
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần.
Con kính lạy các ngài thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.
Hôm nay là ngày: …
Tín chủ chúng con là: (tên người khấn).
Ngụ tại: (địa chỉ của nhà tín chủ).
Nhân Tết Thanh minh, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương kính dâng trước án, kính mời chư vị tôn thần lai lâm chiếu giám.
Gia đình chúng con có ngôi mộ của: (cha, ông hay cụ tam đại, tứ đại theo vai của người dưới mộ so với tín chủ), táng tại xứ này, nay muốn sửa sang xây đắp.
Vì vậy chúng con xin kính cáo các đấng thần linh, thổ công, thổ phủ, long mạch, tiền chu tước, hậu huyền vũ, tả thanh long, hữu bạch hổ và chư vị tôn thần cai quản trong khu vực này.
Chúng con kính mời các vị chư thần về đây chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho vong linh được an nhàn yên ổn, siêu thoát.
Cúi xin các vị phù hộ độ trì cho tín chủ chúng con toàn gia mạnh khỏe an bình, bốn mùa không tật ách, tám tiết hưởng thái bình.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Trong Tết Thanh minh, các gia đình cũng thường cúng gia tiên tại nhà. Độc giả có thể tham khảo mẫu văn khấn gia tiên như sau:
Hôm nay là ngày… tháng… năm…
Nay con giữ việc phụng thờ tên là… ,…tuổi, sinh tại xã… , huyện…. , tỉnh… cùng toàn gia, trước bàn thờ gia tiên cúi đầu bái lễ.
Kính mời thổ công Táo quân đồng lai cách cảm.
Kính dâng lễ bạc: Trầu rượu, trà nước, vàng hương, hoa quả cùng phẩm vật lòng thành nhân dịp…
Kính mời hương hồn nội ngoại tổ tiên, kỵ, cụ, ông bà, cha mẹ, cô dì chú bác, anh chị em chứng giám và hưởng lễ.
Bài viết liên quan
- PHẬT GIÁO, CÔNG GIÁO VÀ PHONG TỤC TẬP QUÁN VỀ TANG LỄ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM Phật giáo công giáo và phong tục tập quán về tang lễ của người VN Phong tục tập quán của lễ tang xưa và nay...
- Phong tục đi lễ chùa đầu năm của người Việt Nam Phong tục đi chùa đầu năm – một hoạt động gắn liền với đạo Phật đã trở thành nét đẹp văn hóa được duy trì...
- MỘT VÀI DẪN LIỆU VÀ SUY NGHĨ VỀ VIỆC THỰC HIỆN HỎA TÁNG HIỆN NAY Giáo dục về Nhân – Quả theo quan điểm Phật giáo Theo số liệu của báo Tuổi trẻ cho hay, hiện nay nghĩa trang lớn...
- Hỏa táng và ý nghĩa giải thoát cao cả GS Trần Lâm Biền, Nhà nghiên cứu Văn hóa tín ngưỡng nêu quan điểm: An táng thuộc về tín ngưỡng không thể áp đặt, nhưng...
- Nghệ An: Đối thoại với người dân liên quan dự án công viên sinh thái vĩnh hằng Sáng 15/10, tại Trụ sở UBND xã Hưng Tây, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức hội nghị đối thoại, trả lời những kiến nghị của...
- Hỏa táng rồi rải tro cốt có ảnh hưởng đến sự thịnh suy của gia tộc hay không? Tôi là Phật tử, có ý định sau này mất đi, hỏa táng xong đem tro cốt của tôi rải xuống dòng sông nơi quê...