Bảy vật báu dùng trang nghiêm các cõi tịnh độ

Thất bảo là bảy món trân quý ở cõi Phật, tạo nên thế giới Cực Lạc vi diệu, đẹp đẽ thanh tịnh, trang nghiêm, là nơi mà linh hồn mong muốn được đi về. Bảy món báu đó gồm có: vàng, bạc, lưu li, pha lê, xa cừ, mã não và xích châu.

Kinh luận Phật giáo thường nêu lên bảy vật báu dùng trang nghiêm các cõi tịnh độ mà cũng là những thứ trân quý nhất của thế gian. Theo các kinh Trường A Hàm, A Di Đà, luận Đại Trí Độ…, bảy món báu đó gồm: vàng, bạc, lưu li, pha lê, xa cừ, mã não và xích châu.

Ý nghĩa của Thất bảo

– Vàng ( kim hay hoàng kim): Theo luận Đại Trí Độ, vàng là do từ cát đá, đồng đỏ trong núi sinh ra. Vàng có bốn đặc điểm: màu sắc không biến đổi, thể chất không ô nhiễm, thay đổi hình trạng ( từ vòng sang xuyến, sang tượng cốt, chén đĩa…) không bị trở ngại, làm cho người ta trở nên giàu sang. Bốn đặc điểm này cũng có thể dùng làm tỉ dụ cho bốn đức Thường, Tịnh, Ngã và Lạc của pháp thân Phật. Cũng từ những ý nghĩa đó, thân của Phật tốt đẹp trang nghiêm vi diệu, nên được gọi là “kim thân”.

Ý nghĩa của thiếc vàng trong cốt bát hương: Vàng được gọi là hoàng kim và đứng trong ngũ kim với 4 đặc điểm trên có thể được ví với bốn đức là: thường, lạc, tịnh, ngã của Pháp thân “thể hiện khí chất tôn quý của chủ nhân”.

– Bạc (ngân hay bạch ngân): Theo luận Đại Trí Độ, bạc là do từ đá cháy sinh ra. Vàng và bạc là hai loại quý kim mà mọi người đều biết, riêng trong Phật giáo, đôi khi chúng được dùng để chỉ cho các chốn già lam, như “kim địa”, “ngân địa”…

Ý nghĩa của thiếc bạc trong cốt bát hương: bạc màu trắng, trong mà lấp lánh nhưng lại dễ bị oxi hóa thành một lớp màu đen. Phải thường xuyên lau chùi mới giữ được vẻ sáng bóng như một lời giáo huấn “ phải luôn lần tràng hạt, không được để cho nó đen đi”.

– Lưu li (hay tì lưu li): Một loại đá ngọc màu xanh, ánh sáng trong suốt, là thần vật sinh từ  thiên nhiên, không phải do người làm được. Tuy nhiên, cũng có thứ ngọc lưu li do người luyện thành, nhưng đó chỉ là loại ngọc giả mà thôi. Ngày xưa nước Tần ( Trung Quốc) nổi tiếng có nhiều loại ngọc thiên nhiên, riêng ngọc lưu li này cũng có đến mười loại màu: đỏ, hồng, trắng, đen, tím, vàng, xanh, lam nhạt, da trời và lá cây.

Ý nghĩa của ngọc lưu li trong cốt bát hương: Ngọc giúp mang lại may mắn (tuy trường năng lượng không cao bằng thạch anh trong bộ cốt bát hương) nhưng tượng trưng cho sự phú quý, giàu sang.

– Pha lê (tức thủy tinh), đá thạch anh: Theo luận Đại Trí Độ, hai loại lưu li và pha lê là do từ trong các hang núi sinh ra. Giá tuyết đóng băng, trải qua ngàn năm thì thành ngọc, gọi là pha lê ( nghĩa là ngọc nước). Loại thủy tinh ngày nay thường dùng làm các vật gia dụng như li, chén, bình cắm hoa… là do con người lấy cát chế biến ra, không phải là ngọc pha lê thiên nhiên nói trên.

Ý nghĩa của đá thạch anh trong cốt bát hương: Đá thạch anh có trường năng lượng cao nhất trong các loại đá. Nó mang ý nghĩa đem lại may mắn, sức khỏe và tránh tà khí, chống phóng xạ.

– Xa cừ – một loại ốc biển rất lớn, vỏ dầy và cứng: Mặt ngoài của vỏ có nhiều lằn sâu như khắc, mặt trong thì trắng, sáng như ngọc, cho nên được xem là một loại đá ngọc và được biến thành các vật trang sức quý giá. Cũng có người gọi loại san hô trắng là xa cừ. Nhưng từ điển Từ nguyên còn dẫn ở sách Nghệ văn Loại tụ của Trung Quốc có điều mục nói rằng: xa cừ là một loại ngọc quý ở Tây Vực, và đó mới là một trong bảy món báu đề cập ở đây.

Ý nghĩa của xa cừ hay ngọc trai trong cốt bát hương: Từ xa xưa ngọc trai luôn mang ý nghĩa về sự tốt lành, may mắn, niềm hạnh phúc của sự trường tồn hấp thụ tinh hoa của đại dương nên truyền nguồn năng lượng đầy cảm hứng đến người sở hữu.

– Xích châu ( hay xích chân châu): Là một loại ngọc màu đỏ, do một loài sâu đỏ sinh ra. Theo luận Đại Trí Độ, loại chân châu này cực kỳ quý báu, không phải là san hô. Loại chân châu thường thì có màu xám hoặc xám nhạt, nhưng loại xích chân châu thì có ửng màu đỏ, nếu được loại màu thuần đỏ thì quý giá vô cùng, trên đời hiếm thấy.

Ý nghĩa san hô đỏ trong cốt bát hương: Ở nhiều nơi trên thế giới, san hô đỏ được coi là điều hạnh phúc tốt lành, thay mặt các điện cao quý, nó còn được gọi là “cầu vồng” là một biểu tượng của hạnh phúc và vĩnh cửu.

– Mã não: Là loại ngọc quý mà xanh biếc, rất sáng, khác với loại mã não thường thấy là loại đá có vân đỏ.

Ý nghĩa mã não trong cốt bát hương: Ở Châu Âu, nó là biểu tượng của sức khỏe, sự hưng thịnh và trường thọ. Ở Ấn Độ – là biểu tượng của sự hưng thịnh.

Chú ý: Cốt bát hương đặc biệt cốt thất bảo là một vật linh thiêng để trong bát hương, dùng trong thờ cúng trong gia đình, là biểu hiện tâm linh trên ban thờ. Đó là nơi mỗi khi thắp hương tưởng niệm, cầu cúng hướng tới tổ tiên, các vị thần linh hay gửi lòng thành kính vào cõi vô hình rồi chủ nhân cắm nén hương vừa đốt vào.

Cốt thất bảo trong cốt bát hương là đặc biệt quan trọng bởi chúng được coi như lòng cốt bát hương tượng trưng cho giá trị cốt lõi trong gia đình.

Cốt thất bảo đầy đủ bao gồm: thiếc vàng, thiếc bạc, thạch anh, ngọc, mã lão, xa cừ ( ngọc trai), san hô đỏ.

Ngày nay có rất nhiều loại thất bảo, thất bảo thường làm đồ giả bán kèm theo bát hương, không có giá trị. Có khi chỉ là một bao giấy, bên trọng có một số mảnh giấy kim tuyến có màu khác nhau, cũng chỉ là đồ giả mang tính tượng trưng. Thất bảo làm đồ giả là không tốt. Có thể thay bằng một chút vàng lá hoặc một chút bạc thật.

( Nguồn sưu tầm)

 

 

Bài viết liên quan

Liên hệ