Cúng 49 ngày cho người đã khuất và những điều cần biết
Đã từ rất lâu, người Việt Nam luôn thực hiện tục lệ cúng tế người đã khuất sau khi họ qua đời được 49 ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về tục lệ này, tại sao phải thực hiện giỗ 49 ngày, ý nghĩa của việc cúng thất và những gì cần chuẩn bị. Phúc Lạc Viện sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin thú vị tại bài viết sau đây.
Cúng 49 ngày là gì?
Tương truyền theo thuyết của Phật giáo, người đã chết sau khi trút hơi thở cuối cùng, hồn sẽ lìa khỏi xác. Lúc này, âm hồn của họ phải đi qua một điện lớn ở âm ty, trải qua 7 lần phán xét, mỗi lần kéo dài 7 ngày thành 49 ngày. Sau 7 tuần tùy theo nghiệp báo lúc còn sống mà tái sinh vào cảnh giới tương ứng.
Nếu đương thời làm việc thiện, sống tu tâm dưỡng đức, ắt sẽ được họa sanh vào cảnh lành. Ngược lại đương thời còn sống chỉ làm điều ác thì họa sanh vào cảnh khổ. Đạo lý của Phật giáo luôn cho rằng nhân quả luân hồi, những gì mỗi người nhận được ở kiếp này là dựa vào phước phần của kiếp trước. Ngoại trừ những bậc đại giác như Đức Phật, Bồ Tát,…đã sớm giác ngộ, thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi thì thế giới còn có những cảnh giới khác tính từ dưới lên trên sẽ là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a-tu-la, nhân và thiên.
Như vậy trong vòng 49 ngày, âm hồn sẽ phải trải qua thời gian “phán xét” để quyết định việc tái sinh vào cảnh giới nào. Lễ cúng 49 ngày “ra đời” như một cột mốc quan trọng của người chết.
Tục lệ này còn có tên gọi khác là chung thất, là tín ngưỡng để tang của người Việt và là nghi lễ quan trọng không chỉ đối với người còn sống mà còn đối với người đã mất.
Ý nghĩa của việc cúng 49 ngày?
Đối với những âm hồn sau 49 ngày đã được phán quyết vãng sanh vào cảnh giới nào thì nghi lễ này như một buổi lễ thể hiện sự tưởng nhớ, tôn kính của người còn sống dành cho họ.
Tuy nhiên đối với những âm hồn vẫn chưa được quyết định họa sanh vào cõi giới nào, việc cúng chung thất nhằm để tạo phước đức, hướng âm hồn người chết nghĩ đến điều thiện, điều tốt lành. Ngoài ra, gia đình thân quyến người đã mất còn mong muốn dựa vào sức chú niệm của chư tăng ni mà giúp âm hồn người chết sớm được vãng sanh vào cảnh lành.
Do vậy, giỗ 49 ngày vô cùng quan trọng. Thân quyến của người quá vãng phải tổ chức ngày cúng tế nghiêm trang, thành tâm và tránh phạm phải những điều cấm kị.
Lễ cúng 49 ngày cần chuẩn bị những gì?
Người đã chết sau khi hỏa táng hoặc chôn cất sẽ trải qua giai đoạn trung gian, thọ thân trung ấm trong vòng 49 ngày. Âm hồn của họ trong thời gian này vẫn có thể hưởng được những vật phẩm mà thân nhân cúng nhưng chỉ hưởng được mùi vị của thức ăn. Cho nên trong thời gian cúng 49 ngày, gia đình thân quyến cần chuẩn bị kĩ càng, chỉn chu để người đã mất được ăn no, đủ đầy trước khi vãng sanh vào cảnh giới tương ứng với nghiệp báo của họ.
Mâm Cơm Chay Cúng 49 Ngày
Sau đây là danh sách lễ vật cần chuẩn bị:
Mâm cơm cúng
Hoa, bánh kẹo, trái cây.
Nhang đèn.
Tiền, vàng từ 15 sấp trở lên
Quần, áo từ 2 đến 3 bộ cho người đã khuất.
Bài văn cúng tế.
Bài văn cúng lễ 49 ngày
Ngoài những lễ vật cần chuẩn bị đã nêu trên, trong thời gian diễn ra buổi lễ gia đình thân quyến cần phải đọc bài văn cúng tế để cầu siêu cho người quá vãng. Hoặc trong những ngày cúng tuần thất quan trọng, thân nhân có thể đến chùa thỉnh Chư Tăng về để cúng cầu siêu.
Sau đây là bài văn cúng chung thất Tháp Long Thọ xin chia sẻ đến bạn đọc để tham khảo:
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
Hôm nay là ngày ………… tháng …………… năm …… âm lịch.
Tức ngày …….. tháng …….. năm ………. dương lịch.
Tại:…………………
Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.
Nay nhân ngày lễ Chung Thất (lễ Tốt Khốc) theo nghi lễ cổ truyền, có kính cẩn sắm các thứ lễ vật gồm:…………….
Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.
Trước linh vị của Hiển:………………………………………. chân linh
Xin kính cẩn trình thưa rằng:
Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế. (Nếu là cha)/ Núi Dĩ sao mờ, nhà Huyên bóng xế. (nếu là mẹ)
Tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng, biết là bao;
Công ơn biển rộng, trời cao khôn xiết kể.
Mấy lâu nay: Thở than trầm mộng mơ màng;
Tưởng nhớ âm dương vắng vẻ.
Sống thời lai lai láng láng, hớn hở chừng nào!
Thác thời kể tháng kể ngày, buồn tênh mọi lẽ!
Ngày qua tháng lại, tính đến nay Chung Thất (hoặc Tốt Khốc) tới tuần;
Lễ bạc tâm thành gọi là có nén nhang kính tế.
Xin mời:
Hiển……………………
Hiển…………………….
Hiển…………………….
Cùng các bị Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ Cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ cùng về hâm hưởng.
Kính cáo liệt vị Tôn thần: Táo Quân, Thổ Công, Thánh sư, Tiên sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho toàn gia được mọi sự yên lành tốt đẹp.
Những câu hỏi thường gặp?
Có rất nhiều câu hỏi thắc mắc xoay quanh vấn đề cúng chung thất, Tháp Long Thọ xin giải đáp một số thắc mắc sau đây.
Cúng 49 ngày được tính từ ngày nào?
Cúng 49 ngày được diễn ra vào đúng ngày thứ 49 sau khi người chết qua đời, được hỏa táng hoặc chôn cất.
Mâm cơm cúng 49 ngày nên là đồ chay hay mặn?
Theo tinh thần của kinh Địa Tạng cho rằng nếu sát sanh, giết thịt đãi đàng sẽ làm tổn hại đến phước phần của người đã khuất, khiến họ kết thêm nhiều tội lỗi, không thể vãng sanh vào cảnh giới tốt đẹp. Do vậy, gia đình cần lưu ý trong ngày giỗ 49 ngày kiêng kị việc sát sanh, chỉ nên lựa chọn đồ chay, tránh những đồ uế tạp.
Việc cúng cơm sau 49 ngày?
Sau 49 ngày, âm hồn đã được siêu thoát, thọ sanh vào cảnh giới thì không cần chuẩn bị sấm lễ cúng như trước nhưng vào những ngày như giỗ hằng năm thì cần chuẩn bị mâm cúng giỗ. Tuy nhiên không nên quá câu nệ vào hình thức mà hãy tâm niệm rằng “lễ bạc nhưng lòng thành”, tưởng nhớ người quá cố trong tinh thần tri ân, đền ân.
Trên đây là tổng hợp những thông tin về giỗ 49 ngày cho người đã mất mà Tháp Long Thọ chia sẻ đến bạn. Hi vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về tục lệ này, có sự chuẩn bị đầy đủ, tránh phạm phải điều tối kị. Ngoài ra tại Tháp Long Thọ còn có dịch vụ lưu tro cốt với những ưu đãi như cầu siêu hàng tháng vào ngày 29 âm lịch, nhắc nhở ngày giỗ, hoa tưởng niệm trong tháng giỗ của người đã mất, gia đình thân quyến có thể tham khảo và lựa chọn cho người thân của mình.
Bài viết liên quan
- Bồ tát Quảng Đức – Ngọn đèn bất tận Hòa thượng Thích Quảng Đức (1897-1963), hay còn được tôn xưng là “Bồ-tát Quảng Đức Vị Pháp Thiêu Thân”. Chính sách kỳ thị tôn giáo...
- HỎA TÁNG VÀ LƯU TRO CỐT NGƯỜI ĐÃ MẤT CẦN LƯU Ý ĐIỀU GÌ? Còn người không có khả năng tiền bạc dồi dào, thì họ mua cái hũ nhỏ bỏ tro cốt vào đó để thờ. Người có...
- Những nghi lễ cúng tuần cho người mới mất Nghi lễ cúng tuần là nghi lễ lâu đời được lưu truyền qua nhiều thế hệ, là một trong những nghi lễ quan trọng khi...
- Tại sao phải che gương khi gia đình có người qua đời? Thường khi tang sự, người ta hay lấy giấy báo che gương, dán kín các ô kính, đồng thời đóng hết cửa sổ và ô...
- Người chết nên thiêu hay chôn Đức Phật và các vị Thánh Tăng ngày xưa đều hỏa táng, bởi hỏa táng rất sạch sẽ và văn minh. Còn địa táng thì...
- Phật giáo và các vấn đề hỏa táng Hiện nay trên thế giới người ta đã sử dụng nhiều hình thức mai táng khác nhau. Mỗi hình thức chọn lựa cho mình khi từ...