Đám tang khu vực Nam Bộ: không khí tang lễ và các điều cần chú ý
Đám tang là một sự kiện buồn đối với gia đình. Nó không chỉ liên quan đến việc mất đi người thân, bạn bè. Đám tang còn là sự kiện cần đến hiểu biết tâm linh để tổ chức cho chu đáo. Dù mỗi vùng miền thì có phong tục riêng nhưng tất cả đều phải theo trình tự và có những điểm lưu ý cụ thể.
Phong tục đám tang ở khu vực miền Nam sẽ có nhiều điểm cần lưu ý khi thực hiện. Không như miền Bắc, đám tang ở Nam Bộ có những điểm khác biệt riêng. Nếu bạn đang sống tại đây thì nên tìm hiểu vấn đề này. Nếu tham dự đám tang sau này thì bạn có thể áp dụng kiến thức để không gây ra điều bất tiện cho gia chủ. Cùng tìm hiểu về cách tổ chức đám tang của người miền Nam trong bài viết này bạn nhé.
Một trong những khác biệt nhất về phong tục đám tang Miền Nam là không khí lễ tang. Thậm chí nhiều gia chủ còn thuê dịch vụ tang lễ làm ảo thuật, xiếc thú…Hoặc có những trò chơi giải trí như cờ bạc, xóc đĩa vào ban đêm.
Tiếng nhạc đám tang ở miền Nam có thể là nhạc kèn Tây chơi cả những bản trữ tình. Mục đích để mua vui cho người chết, để làm cho không khí đám ma đỡ căng thẳng, buồn bã.
Con, cháu, họ hàng của người khuất không có khóc than, kể lể như Miền Trung. Còn với những người tham dự đám tang đều thấy vô tư, thoải mái. Họ coi đó là điều hiển nhiên mà bất cứ ai cũng trải qua.
Đây là một yếu tố khác hoàn toàn cho với những miền khác. Với đám tang Miền Nam họ không quan niệm chết không phải là hết mà chỉ là bước sang một thế giới bên kia. Việc khóc lóc khiến người mất khó ra đi nhẹ nhàng, mà còn vướng bận. Do đó, quan niệm mở ra cõi chết ở thế giới bên kia ở Miền Nam bớt âu buồn, người ra đi cũng thanh thản. Phong tục đám ma miền Nam khác biệt so với những vùng miền khác
Nếu như miền Bắc đến viếng người mất thì bạn sẽ được gia chủ mời lại ăn sau đó. Bàn ăn phải đầy đủ các món chính đến món phụ, tráng miệng. Họ không quan trọng bạn đến sớm hay muộn, mỗi đợt đều được gia đình tiếp đãi một bữa ăn.
Ăn nhậu linh đình
Hầu hết những người ở miền Bắc khi vào Nam Bộ chứng kiến đám tang ở đây thì đều tỏ ra hết sức bất ngờ và thường luôn có ý phê phán. Rằng đám tang ở Nam Bộ quá sơ sài về nghi thức, thân nhân con cháu không khóc than kể lể và nhất là hầu như toàn bộ người dự đám tang đều tỏ ra vô tư, thậm chí không ít người lại tỏ ra rất vui vẻ hả hê.
Có thể thấy trong đám tang của người Việt ở Nam Bộ chắc chắn luôn luôn có đãi ăn nhậu linh đình. Hơn nữa nhạc lễ không mấy u sầu mà có khi còn tỏ ra vui nhộn, đặc biệt trước lúc làm lễ động quan thường có tiết mục đánh phá quàn vô cùng sôi động và hấp dẫn. Gần đây, các ban nhạc Tây phục vụ đám tang còn khuyến mãi thêm nhiều màn xiếc, ảo thuật tuyệt kĩ. Mục đích nhằm thoả mãn óc hiếu kì, thu hút đông đảo người xem. Đó là chưa kể nhiều trò giải trí tiêu khiển khác trong đám tang, có cả cờ bạc nhất là vào ban đêm.
Dàn nhạc
Có thể thẫy nhạc lễ trong đám tang của người dân Nam Bộ là một hình thức sinh hoạt văn hóa đúng đắn, tích cực, tăng tính trang nghiêm, long trọng cho nghi lễ mà không phải để mua vui. Đám tang ở Nam Bộ là nhạc lễ. Với tên gọi của nó đã cho thấy không phải để mua vui. Mục đích là để tăng tính trang trọng cho tang lễ. Dạn nhạc tang lễ khác với dàn nhạc vui chơi giải trí là đàn ca tài tử.
Ngoài việc phục vụ cúng tế theo nghi lễ vào lúc đêm khuya vắng người, theo yêu cầu của gia chủ hoặc những người dự tang ban nhạc lễ cũng có thể hòa tấu những bài nhạc trong khuôn khổ nhạc cổ, nhạc lễ nhưng không có ca hát. Việc làm này có ý nghĩa làm không khí bớt cô quạnh vắng vẻ khi có người thân ra đi. Với những quy ước nghiêm nhặt như vậy nhạc lễ trong đám tang Nam Bộ là sinh hoạt văn hóa đúng đắn, tích cực. Dàn nhạc giúp tăng tính trang nghiêm, long trọng cho nghi lễ .
Chuyện thường thấy: tập tục xây mộ trong vườn
Điều này thường diễn ra nhiều ở miền Tây Nam Bộ vì đất đai họ nhiều. Do đó, người mất được “chôn” ở gần hoặc ngay trong xây vườn của những người đang sống. Đây là điều ‘lạ” so với những miền khác. Tuy nhiên, hiện nay cũng nhiều ý kiến về tập tục này. Vì nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Thế nhưng, xây mộ này đã gắn bó lâu dài ở nơi đây. Vì vậy họ không di dời nhà cửa của mình, nơi có cả người thân yêu đã mất của mình ở nơi đây.
Những năm gần đây, nắm bắt nhu cầu của một số người giới kinh doanh đã lập ra các hoa viên nghĩa trang để thân nhân có điều kiện thăm viếng. Nhiều phong tục tang ma ở Miền Nam cũng thay đổi theo hướng đơn giản như trang phục đơn giản hơn trước. Con trai đội khăn tang, không mặc áo tang và không nhất thiết phải có dây rơm mũ bạc. Còn con gái, con dâu không trùm khăn như trước kia. Cháu chỉ đội khăn và con trai đi lùi trước quan tài của cha hay mẹ.
Những năm trước kia, tang cha mẹ đến 3 năm. Nhưng hiện giờ chỉ tang 1 năm do đi làm ăn xa hoặc bớt nặng nề trong tang chế. Nghi thức ở Miền Nam vẫn giữ trọn nghĩa chữ hiếu. Nhưng cách thức tiến hành trong tập tục này được giản lược hóa một cách đơn giản. Nó không còn nặng nề cho người chết lẫn người sống.
Vật cần chuẩn bị để tang lễ diễn ra chu đáo
Trong đám tang, người nhà hay bối rối không biết chuẩn bị như thế nào là đầy đủ và đúng lễ nghĩa. Ngoài nhang đèn, hương thì hoa tươi là điều không thể thiếu. Nếu bạn cần mua tấm liễn, nhang đèn, vòng hoa tươi để đi viếng thì hãy mua hoa cúc trắng. Thông thường, các loại hoa tươi thường kết hợp với lá xanh khác nhau, như hoa cúc, hoa huệ, hoa hồng… Tùy vào mỗi loại hoa sẽ có những ý nghĩa khác nhau.
Với hoa cúc được kết tang lễ để thể hiện sự thành kính của người viếng. Nhưng với hoa huệ, hoa loa kèn cầu chúc sự ra đi thanh thản cho người đã mất. Loại hoa lan và hoa ly đều thể hiện sự buồn đau, tiếc nuối cho một kiếp.
Kết luận
Sinh lão bệnh tử là lẽ thường tình ở đời, ai rồi cũng phải bước đến thời điểm nhắm mắt xuôi tay. Chuyện sinh ly tử biệt là điều bất cứ ai không mong muốn, nhưng cũng không thể nào làm trái với quy luật tự nhiên. Tuy nhiên, trong phong tục đám ma Miền Nam lại có nét khác biệt so với các miền khác. Họ có quan niệm thoáng mở về cõi chết nên sự ra đi về thế giới bên kia cũng nhẹ nhàng.
Nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Trung Hoa về những lễ nghi, tục lệ, điều này thể hiện rõ trong đám tang. Mỗi vùng miền có những nghi thức và cách tổ chức đám tang khác nhau. Đám tang Miền Nam là một ví dụ hoàn toàn khác biệt so với các vùng miền khác.
Còn nhiều loại hoa khác nhau tùy vào người mua lựa chọn. Có thể nhận thấy, tùy vào mỗi vùng miền sẽ có những phong tục tập quán khác nhau, nhưng đám ma Miền Nam có nét đặc biệt mà không phải ai cũng biết. Hy vọng, những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp người đọc hiểu hơn về phong tục đám ma Miền Nam.
Bài viết liên quan
- Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 năm 2021 đầy đủ, dễ nhớ Rằm tháng 7 là một trong hai ngày Rằm lớn trong năm của người Việt với ý nghĩa xá tội vong nhân và báo hiếu...
- Cúng 49 ngày cho người đã khuất và những điều cần biết Đã từ rất lâu, người Việt Nam luôn thực hiện tục lệ cúng tế người đã khuất sau khi họ qua đời được 49 ngày....
- Văn khấn ngày mùng 1 tháng 11 âm lịch theo truyền thống Việt Nam Theo phong tục lâu đời, cứ vào ngày mùng 1 âm lịch hàng tháng, mỗi gia đình người Việt thường đều làm lễ cúng gia...
- Sợi dây kết nối tâm linh giữa người chết và người sống Chết có phải là hết ? Con người khi chết đi linh hồn sẽ tồn tại ra sao ? Người sống cần làm gì để...
- Thân xác hoại diệt, quan niệm về hỏa táng trong Phật giáo Theo Hòa thượng Thích Giác Quang, việc hỏa thiêu thi thể người đã khuất không ảnh hưởng gì đến gia đình, con cháu hiện tại...
- Hỏa táng theo quan điểm của các tôn giáo Trong các cách tổ chức tang lễ, tang lễ hỏa táng đang trở thành phương pháp an táng phổ thông. Hiện nay trên thế giới...