Hỏa táng theo quan điểm của các tôn giáo
Trong các cách tổ chức tang lễ, tang lễ hỏa táng đang trở thành phương pháp an táng phổ thông. Hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng nhu cầu bảo vệ môi sinh, dân số gia tăng nhanh chóng. Nhà nước đang khuyến khích người dân nên chuyển sang phương thức hoả táng.
Vậy hoả táng là gì?
Hỏa táng tức là hình thức an táng dùng lửa thiêu thi thể người chết. Tro cốt này sau khi hỏa táng sẽ được đựng trong hũ và trao lại cho người thân. Sau đó gia đình sẽ thuận theo theo di nguyện của người chết.
Hoặc theo tập dục, chủ ý của gia đình người quá cố thả xuống sông, xuống biển hoặc gửi lên chùa. Bên cạnh hỏa táng, trên thế giới còn có các hình thức an táng khác như: địa táng, thiền táng, điểu táng, thủy táng, huyền táng…
Hỏa táng giúp cho người sống xem nhẹ thân xác, trần gian chỉ là cõi tạm. Chúng ta không bị bó buột bởi cuộc đời. Ngoài ra hỏa táng sẽ giúp giải quyết được vấn đề đất, người sống sẽ không phải lo thiếu đất.
Hoả táng trong quan niệm của Phật giáo
Theo quan điểm Phật giáo, mọi chúng sinh hữu tình có hai phần là phần thân xác và phần tâm linh, theo thế gian gọi là hồn và xác. Hồn là phần quan trọng, xác chỉ là phần thứ yếu đất, nước, chết rồi chỉ về với cát bụi. Phật giáo gọi xác là thân tứ đại, trong Ngũ uẩn thì xác thuộc về Sắc uẩn. Bốn uẩn còn lại là thuộc về thần thức tinh thần. Khi bốn uẩn đó cùng tan rã thì Sắc uẩn sẽ trở về với cát bụi, bốn uẩn đó lại sẽ di chuyển về kiếp sau, tái sinh một thân xác mới một cuộc sống mới.
Khi con người chết đi, tức thần thức sẽ lìa khỏi thân xác người mất. Thân xác đã đến thời hoại diệt, nên thân này dù chôn xuống đất hay hỏa thiêu cũng không ảnh hưởng đến thần thức, đó là linh hồn hay nghiệp thức. Sự phân định linh hồn tùy thuộc vào sự tạo lành ác khi thân xác còn sống mà chuyển nghiệp luân hồi tái sinh hoặc trở thành Bồ Tát, Phật. Nên theo quan niệm của Phật giáo, việc hỏa táng không ảnh hưởng gì đến linh hồn.
Theo hòa thượng Thích Giác Quang: “Thân tứ đại là đất, nước, lửa, gió, khi đã trút hơi thở cuối cùng thì cũng trở về với tứ đại, chẳng còn gì để vướng bận, suy viễn ở tương lai. Nghiệp thức mới là điều quan trọng, để khuyến cáo người đời lánh xa các điều ác, thực hiện các việc lành, tái sinh vào cõi thánh thiện.
Nên việc khuyến khích các gia đình thiêu xác chết ngày càng được phổ biến. Quan trọng là chỗ phụng thờ, nhưng vì thời điểm chưa phù hợp nên người phật tử chưa thực hiện đó thôi. Thật ra việc thiêu xác chết không ảnh hưởng gì đến gia đình, con cháu hiện tại cũng như kiếp lai sinh.”
Hoả táng trong quan niệm của Phật giáo
Các nhà nghiên cứu cho rằng việc hỏ thiêu không ảnh hưởng đến văn hóa tâm linh. Việc độ trì cho người tùy thuộc vào cách sống và cách chúng ta biết ơn, tưởng nhớ về họ, chứ không phải nhất nhất phải chôn cất mới được người mất phù hộ.
Quan niệm về hoả táng trong Kinh Thánh
Hỏa táng không được đề cập đến trong Kinh Thánh. Kinh Thánh chỉ nói tới việc Thiên Chúa chấp nhận hỏa táng như một cách để bảo vệ di cốt của người chết. Bắt đầu từ trường hợp của vua Saulê và các con trai của ông Vua Saulê bị bại trận.
Khi nhiều binh lính và tướng lĩnh, vua và ba con trai vua đều bị giết. Khi kẻ thù phát giác và nhận ra xác vua, chúng đã làm nhục thi thể của ông. Những người Do Thái can đảm đã đồng loạt cùng nhau tiến lên dành được các thi hài hoàng gia.
Hoả táng trong Kinh Thánh
Họ hỏa thiêu các thi hài đó và cất giữ các tro cốt đó. Sau đó, họ long trọng an táng vua tại một nơi xứng đáng. Khi biết rõ về những người đã giành lại, gìn giữ và an táng di cốt vua Saulê, vua Đavít đã chúc lành cho họ.
Tang lễ mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam
Từ năm 1963, hỏa táng được Giáo Hội nhìn nhận là cách an táng hợp pháp. Sau khi xem xét tính chất của việc hỏa táng, Giáo Hội nhận định “hỏa táng tự thân không đi ngược với truyền thống Ki-tô giáo”. Ngày nay khi xã hội ngày càng tân tiến, hỏa táng đang mỗi lúc một thịnh hành. Vì sự gia tăng dân số và đô thị hóa, người chết phải thu gọn để nhường chỗ cho người sống.
Hoả táng trong Kinh Thánh
Theo các nghiên cứu cho thấy hỏa táng thực chất không ảnh hưởng gì đến sự phục sinh thân xác của niềm tin Kitô. Nó cũng không làm di hại, lòng tôn trọng thi hài người quá cố hay gián đoạn các cử hành hậu sự. Hỏa táng là hình thức dùng nhiệt độ cao để đẩy nhanh tiến trình phân rã về cát bụi của thân xác. Theo kinh thánh vào ngày tận thế, mọi người đều sẽ trỗi dậy mà chịu phán xét chung. Không một không gian hay khoảng cách nào có thể giam cầm hay tách lìa họ được, vì chẳng có gì chống trả được ý Chúa.
Hai hình thức tang lễ chủ yếu trong Giáo Hội là an táng và hỏa táng. An táng có từ đầu còn hỏa tang chỉ vừa mới được chấp nhận. Dù chọn an táng hay hỏa táng, niềm tin vào linh hồn bất tử và sự phục sinh thân xác vẫn không đổi nơi các tín hữu.
Bài viết liên quan
- Đám tang khu vực Nam Bộ: không khí tang lễ và các điều cần chú ý Đám tang là một sự kiện buồn đối với gia đình. Nó không chỉ liên quan đến việc mất đi người thân, bạn bè. Đám...
- Hỏa táng có ảnh hưởng đến con cháu hiện tại không ? Hỏa táng có ảnh hưởng đến con cháu hiện tại không. Rất nhiều người đang tò mò muốn tìm được câu trả lời thỏa đáng...
- Theo chân những người làm nghề hỏa táng Đây là một nghề cực nhọc, hiểm nguy và độc hại nhưng lại thấm đượm tình người, có ý nghĩa đối với phong tục tập...
- Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 năm 2021 đầy đủ, dễ nhớ Rằm tháng 7 là một trong hai ngày Rằm lớn trong năm của người Việt với ý nghĩa xá tội vong nhân và báo hiếu...
- MỘT VÀI DẪN LIỆU VÀ SUY NGHĨ VỀ VIỆC THỰC HIỆN HỎA TÁNG HIỆN NAY Giáo dục về Nhân – Quả theo quan điểm Phật giáo Theo số liệu của báo Tuổi trẻ cho hay, hiện nay nghĩa trang lớn...
- Những mốc quan trọng của người mất Lễ phát dẫn (Lễ đưa tang) Ngày phát dẫn là ngày đưa tang. Con trai trưởng phải chống gậy đi đầu tiên, con trai thứ...