Khám phá phong tục rằm tháng 7 ở các nước trên thế giới
Rằm tháng 7, hay còn được gọi là lễ “xá tội vong nhân”, là một ngày lễ lớn, quan trọng trong phong tục của nhiều nước Á Đông. Lễ này trùng với lễ Vu Lan, vốn là lễ báo hiếu, cũng là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo.
Những quốc gia theo truyền thống Phật giáo như Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Singapore, Nhật Bản, …đều có tập tục cúng “tháng cô hồn” với những phong tục và nghi thức riêng. Hãy cùng khám phá những nét văn hóa tâm linh độc đáo này ở các quốc gia đó nhé!
Lễ Trung Nguyên của người Trung Quốc
Theo quan niệm của Đạo giáo, các vị thần linh trên thiên giới một năm có ba đợt suy xét về cái thiện cái ác của người trần gian. Đó là ngày rằm tháng Giêng – ngày hội Thượng Nguyên, rằm tháng 7 – ngày hội Trung Nguyên và rằm tháng 10 – ngày hội Hạ Nguyên.
Ngày hội Thượng Nguyên là ngày quan trên trời thí lộc, ngày hội Trung Nguyên là ngày quan dưới đất xá tội còn ngày hội Hạ Nguyên là quan dưới nước giải cứu ách nạn. Vào ngày lễ Trung Nguyên, người ta thường phổ độ cho cô hồn, vì rơi đúng vào ngày rằm tháng 7 âm lịch, nên dân gian thường gọi ngày đó là Tết Trung Nguyên.
Thông thường, các Phật tử ở Trung Hoa tổ chức Tết Trung Nguyên từ ngày đầu tháng 7 cho đến hết ngày 30, ngày cúng có thể được lựa chọn sao cho hợp lý. Có nơi người dân cho rằng, ban đêm sau khi đã đón được linh hồn tổ tiên về nhà thì ban ngày phải dâng lễ cúng ba bữa, từ mùng 1 tới hết tháng, mỗi lần dâng lễ đều phải đốt tiền vàng quần áo.
Người Hoa thường thả đèn lồng hoa sen giúp dẫn đường cho cô hồn ngạ quỷ vào ngày Tết Trung Nguyên
Trên mâm cúng của người Hoa ngày nay, nhất định không thể thiếu món dưa, cùng hoạt động đặc sắc nhất là thả đèn lồng hoa sen giúp dẫn đường cho cô hồn ngạ quỷ. Trong ngày Tết Trung Nguyên, chư Tăng thường tổ chức các buổi lễ cầu nguyện cho người quá cố.
Những khóa lễ đặc biệt được tổ chức ở các chùa suốt cả ngày lẫn đêm để cầu nguyện cho các vong linh đã quá vãng, cho những vong hồn đang bị đói khát giày vò nơi cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ được ấm no, an lành.
Ở Bắc Kinh, đến mùa Vu Lan, người ta đi thăm viếng phần mộ của người thân đã quá cố và sửa sang, quét dọn lăng mộ. Họ cúng thực phẩm và đốt giấy tiền, vàng mã cho những người đã khuất với niềm tin rằng linh hồn người mất sẽ nhận được. Nhờ vậy mà các vong linh ấy sẽ đỡ khổ, đỡ vất vả, đồng thời không quấy rầy đến công việc làm ăn, sinh sống của người còn sống và phù hộ cho người sống được ăn nên làm ra. Ở Thượng Hải có tục thả đèn lồng hoa sen nhưng phía đuôi thuyền sẽ đốt đèn giấy có màu xanh đỏ.
Mỗi vùng miền ở đất nước Trung Quốc lại có một phong tục hóa vàng khác nhau
Tại các địa phương khác, có những tập tục hay và lạ như: Thả bốn chiếc thuyền trên sông, một thuyền chứa Kinh Phật, một thuyền chở những đĩnh tiền làm bằng giấy thiếc, một thuyền đặt đèn lồng và thuyền còn lại chứa đồ ăn cúng lễ cho cô hồn tại Giang Tô
Ở Phúc Kiến, vào ngày lễ Vu Lan, tất cả những người con gái đã thành gia thất dù ở nơi nào cũng phải về tặng quà cho cha mẹ, món quà đó được đặt trong chiếc hòm hoặc rương, gồm quần áo mũ mão.
Riêng ở Quảng Tây, người dân thường giết vịt để cúng bái vì cho rằng các linh hồn thường đứng trên mình vịt, nhờ vịt “cõng” mà có thể tự do đi lại giữa âm thế và dương gian. Người Hoa tại đây hành lễ Vu Lan từ mùng 7 âm đến tối 14 âm (hoặc 13 âm), để đón tiếp và tống tiễn tổ tiên. Sau khi làm lễ tống tiễn có đồ ăn mặn, người nhà sẽ phải đốt bao lì xì có ghi tên húy của tổ tiên.
Còn tại Đài Loan, theo truyền thống, mỗi hộ gia đình Đài Loan sẽ chuẩn bị thịt, hoa quả, hoa tươi và các thứ khác để cúng cho những bóng ma đói tại một ngôi miếu hoặc trên một bàn thờ tạm phía trước nhà. Ngoài ra, họ cũng mời các nhà sư để cầu nguyện cho người thân qua đời cũng như linh hồn những người không có con cháu.
Tại Bắc Kinh các khóa lễ được tổ chức ở các chùa trong suốt mùa lễ
Đài Loan thường tổ chức những lễ hội rước ma với quy mô lớn ở nhiều nơi trên cả nước với hai phần chính là: rước ma với các xe chở hình nộm, hoa quả và múa lân.
Lễ cô hồn của Đài Loan có một phong tục lâu đời đó là thả đèn hoa đăng. Với ý nghĩa rằng đèn sẽ soi sáng đường cho những linh hồn chết trong nước, gọi các linh hồn lên mặt đất để hưởng đồ cúng và cầu nguyện cho các linh hồn được đầu thai sang kiếp khác. Người Đài Loan quan niệm rằng, đèn càng trôi xa thì càng được nhiều tài lộc.
Hồng Kông
Khoảng 1, 2 triệu người dân Hồng Kông có nguồn gốc từ Triều Châu (Quảng Đông, Trung Quốc) chính vì thế mà lễ cúng cô hồn của Hồng Kông được tổ chức theo phong tục của người Trung Quốc.
Lễ cúng cô hồn ở Hồng Kông thì được tổ chức theo cách riêng của họ và kéo dài cả tháng 7 âm lịch. Sự kiện này đã được tổ chức trong hơn 100 năm và nó được xem như môt loại di sản văn hóa phi vật thể của Hồng Kông.
Trong suốt tháng 7 trên khắp Hồng Kông, bạn sẽ thấy người dân ở mọi nơi như công viện, quảng trường, ven sông hay một vùng đất rộng để cúng tế tổ tiên và những bóng ma lang thang trên đường. Họ đốt vàng hương và các giấy tiền vàng mã, phân phát gạo miễn phí và biểu diễn nhạc kịch hoặc phát một bộ phim để phục vụ các hồn ma.
Trước đây, lễ cướp đồ – một hoạt động văn hóa độc đáo được tổ chức ở Đài Loan
Singapore
Singapore là đô thị giàu có và hiện đại, có trình độ học vấn cao bậc nhất ở châu Á, nhưng các thói quen mang màu sắc mê tín dị đoan vẫn luôn là một phần trong cuộc sống của cộng đồng có nhiều người gốc Hoa. Niềm tin siêu nhiên của mọi người nơi đây dường như lên cao hơn trong tháng cô hồn, tháng 7 âm lịch.
Người Singapore đốt hình một vị thần bảo trợ các hồn ma bằng giấy cao hơn 8 mét trong lễ hội tháng 7 năm ngoái. Họ nhìn cách vị thần cháy như thế nào để đoán vận của tương lai của mình.
Lễ Obon của người Nhật Bản
Nhật Bản cũng có lễ Obon báo hiếu nhưng lại diễn ra vào tháng 8 dương lịch hàng năm. Trong dịp này, hầu hết những người đang ở xa đều về thăm cha mẹ, ông bà, hoặc đi viếng mộ người thân. Đây còn là lễ hội linh thiêng huyền bí của toàn nước Nhật được tổ chức tại cố đô Kyoto thơ mộng. Thường các gia đình sẽ có một đợt nghỉ khá dài, gọi là kỳ nghỉ Obon, được coi như những ngày gia đình đối với họ.
rong hơn 9 tháng qua, mỗi ngày với bố mẹ đều là một ngày lo lắ
Tháng 7 âm lịch hàng năm cũng là dịp người Malaysia cúng các vong hồn không có người thân săn sóc. Ảnh: internet
Nhiều hoạt động tín ngưỡng được người Nhật Bản tổ chức để kỷ niệm Lễ hội Obon này. Đặc biệt nhất là Lễ dâng lửa để soi đường cho linh hồn của những người đã khuất quay trở về trời (sau khi ghé về thăm trần thế trong dịp Obon) vào đêm 16 tháng 8. Trong Lễ dâng lửa linh thiêng này, 5 đám lửa lớn sẽ được đốt lên lần lượt ở trên 5 ngọn núi xung quanh Kyoto trong khoảng một giờ đồng hồ.
Các đám lửa được sắp xếp theo hình dạng của các chữ Hán ở năm ngọn núi, bắt đầu bằng ngọn núi chữ Đại (Daimonji), Diệu (Myo), Pháp (Ho), Thuyền (Funagata), chữ Đại nhỏ ở đỉnh núi nhỏ hơn gọi là Hidari-Daimonji, gần với Chùa Vàng, và kết thúc bằng đám lửa có hình Torii (có nghĩa là Cổng lên trời).
Mỗi đám lửa sẽ được thắp sáng trong vòng 30 phút, trong thời gian đó mọi người sẽ gửi những lời cầu nguyện đến tổ tiên. Sau khi các đám lửa đã cháy hết, các điệu múa truyền thống là Daimoku và Sashi của Lễ hội Obon sẽ được tổ chức trong vòng một tiếng đồng hồ ở chùa Yusen-ji dưới chân các ngọn núi. Lễ hội kết thúc với nghi thức thả thuyền giấy. Các con thuyền được xếp bằng giấy rồi thả theo các con sông như là biểu tượng để tiễn đưa linh hồn những người quá cố trở về thế giới của họ.
Lễ hội Obon Nhật Bản thu hút rất nhiều người Nhật Bản cũng như du khách từ khắp các nơi trên thế giới đến chiêm ngưỡng. Ảnh: internet
Đèn lồng giấy được sử dụng rất nhiều trong lễ hội Obon Nhật Bản. Ảnh: internet
Nếu như ở Việt Nam có tục cúng lễ rất lớn và đốt vàng mã dâng lên người đã khuất thì người Nhật Bản cũng có những nét tương đồng. Đồ cúng thờ của họ là những chiếc bánh như bánh khảo, làm từ bột gạo màu xanh, đỏ, vàng… trông rất hấp dẫn và thường có hình hoa sen cùng những giỏ hoa quả gồm nhiều loại được trình bày rất đẹp mắt trên bàn thờ. Đồ cúng được thay đổi mỗi ngày, ngày 13 là bánh đón linh hồn; ngày 14 là một loại bánh bột gạo; ngày 15 là bún làm bằng bột mì và ngày 16 là bánh tiễn linh hồn.
Lễ hội Trung Nguyên của người Hàn Quốc
Theo phong tục Rằm tháng 7 Âm lịch, người Hàn Quốc gọi là Bách Trung hay Bách Chủng, tức là 100 chủng loại hạt ngũ cốc, vì đây là thời điểm có nhiều loại rau củ quả có thể thu hoạch trong năm. Ngoài ra, người Hàn Quốc còn gọi ngày này là Lễ Trung Nguyên hoặc Vu Lan Bồn như người Hoa.
Dịp lễ Vu Lan Báo hiếu, nên cũng là thời kỳ để mọi người thể hiện tấm lòng tri ân, báo ân, cùng cầu nguyện cho cha mẹ hiện tiền được tăng long phúc thọ, cha mẹ, ông bà quá cố được siêu sinh cực lac quốc.
Khung cảnh trong ngày lễ Vu Lan tại Hàn Quốc. Ảnh: internet
Trước kia, khi người Hàn Quốc chưa ấn định ngày mùng 8 tháng 5 là ngày Cha mẹ thì ngày rằm tháng 7 đã từng đóng vai trò là ngày báo hiếu với bậc sinh thành. Kể từ khi Phật Giáo truyền vào Hàn Quốc, mùa Vu Lan trở thành truyền thống báo hiếu.
Ở nông thôn Hàn Quốc, vào ngày Bách chủng rằm tháng 7 âm lịch, mọi công việc đồng áng, bón phân làm cỏ cũng đã hoàn thiện. Người nông dân bắt đầu có thể nghỉ ngơi và chờ đến khi lúa chín, nên cũng không cần sử dụng đến cái liềm nữa. Chính vì thế mà ngày rằm tháng 7 Âm lịch còn được gọi là “Ngày rửa liềm”.
Xưa kia đây cũng là dịp để người ăn kẻ ở trong nhà được nghỉ ngơi, nên họ còn gọi ngày này là “Ngày sinh nhật của kẻ ăn người ở” hay “Tết của kẻ ăn người ở”. Người nông dân nghỉ việc đồng áng trong ngày rằm tháng 7 âm lịch. Họ làm cơm nấu rượu, ăn uống thỏa thuê và khua chiêng gõ trống thổi kèn cùng nhau vui ca hát nhảy múa. Các gia chủ thì sắm quần áo mới cho tôi tớ trong nhà mình.
Ở vùng Jeolla-do, người ta còn có tập tục là mời rượu người ở những nhà có sản lượng thu hoạch lớn nhất và bầu họ là một “Trạng nguyên nông nghiệp”. Người này sẽ được bôi mặt đen, khoác áo tơi dorongi, đội nón sậy satgat và cưỡi bò đi quanh làng. Nếu người ở đó là trai chưa vợ hay là gà trống nuôi con thì còn được gả cho các cô, các bà vừa lứa, và được tặng cả đồ gia dụng.
Với người nông dân Hàn Quốc, ngày lễ Bách chủng là dịp nghỉ ngơi, vui vẻ. Ảnh: internet
Campuchia
Tháng 9 Dương lịch hàng năm được coi là “tháng cô hồn” của người Campuchia. Trong tháng này có ngày lễ Pchum Ben – một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong lịch tôn giáo Khmer. Ngày lễ Pchum Ben kéo dài 15 ngày. Người Campuchia sẽ mặc quần áo trắng, tập trung tại chùa để tưởng nhớ tổ tiên, cũng như cúng dường phẩm vật lên chùa để các chư tăng “gửi” cho các linh hồn của người đã khuất.
Người Campuchia tin rằng, khoảng thời gian diễn ra lễ hội, các linh hồn sẽ tìm đến những người thân còn sống của mình để chuộc lại những lỗi lầm từ kiếp trước của họ.
Việt Nam
Trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam lễ Vu Lan (nhằm ngày 15/7 âm lịch) từ lâu đã thành một ngày trọng đại, không thể thiếu được trong hệ thống các hoạt động văn hoá tâm linh.
Ngày lễ Vu Lan là dịp “nhắc nhở” các thế hệ con cháu chúng ta nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những đóng góp to lớn của các anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước. Ðồng thời giúp chúng ta tiếp cận được những ý nghĩa giáo dục đầy nhân bản của văn hoá Phật giáo đó là “Từ, bi, hỷ, xả”, “vô ngã, vị tha”, “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”…
Lễ Vu Lan mở ra cả một mùa báo ân, báo hiếu. Theo giáo lý đạo Phật, việc báo hiếu ở đây là báo hiếu đối với cha mẹ, không chỉ ở kiếp này mà còn ở nhiều kiếp khác, bởi Phật giáo luôn nhìn nhận con người trong mối tương quan nhân quả, trong vòng nghiệp háo luân hồi. Và cũng chính vì nhìn nhận dưới góc độ đó mà hết thảy mọi chúng sinh trong xã hội đều có mối quan hệ với nhau. Ðiều này dẫn đến việc chúng ta phải mở rộng phạm vi báo hiếu ra tất cả chúng sinh. “Phổ độ chúng sinh”, “cứu nhân, độ thế”, “xá tội vong nhân”.
Ở Việt Nam vào ngày Vu lan, hàng trăm, hàng nghìn người, tập trung đến các chùa để tụng kinh, cầu nguyện cho người quá cố và cúng dường lên Đức Phật. Theo phong tục, vào ngày lễ Vu lan, người dân nghỉ làm tất cả các công việc đồng áng và cử hành nghi thức siêu độ vong linh.
Rằm tháng 7 là dịp lễ lớn, cả nhà chùa và các gia đình đều làm lễ. Lễ này thường được làm vào ban ngày, tránh làm vào xẩm tối vì lúc này mặt trời đã lặn, cửa âm phủ đã đóng. Vào ngày này, những gia đình có điều kiện đều cúng hai mâm: một mâm cúng tổ tiên tại bàn thờ và một mâm cúng chúng sinh (cúng cô hồn) đặt ở sân trước nhà hoặc trên vỉa hè.
Trên mâm cúng tổ tiên, gia đình bày một mâm cỗ mặn, tiền vàng và những vật dụng cá nhân dành cho người cõi âm làm bằng giấy (vẫn gọi là đồ hàng mã) những mong người cõi âm có được một cuộc sống tiện nghi, đầy đủ giống như người dương thế.
Trên mâm cúng chúng sinh, lễ vật gồm có: quần áo chúng sinh bằng giấy nhiều màu, các loại bỏng gạo, ngô khoai, bánh kẹo, cháo trắng hoặc cháo hoa, tiền vàng, nước lã hoặc rượu, cốc gạo trộn lẫn với muối (cốc này sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà khắp tứ phía sau khi cúng xong) và còn có thể cài thêm cả chút tiền lẻ. ng, hồi hộp nhưng cuối cùng khi con cất tiếng khóc chào đời dường như mọi thứ chỉ còn lại là niềm hạnh phúc hòa chung những giọt nước mắt
Bài viết liên quan
- NHỮNG TỤC LỆ CẦN GIỮ KHI QUANG XÁC VÀ HIỆN TƯỢNG QUỶ NHẬP TRÀNG Những tục lệ cần giữ khi quang xác và hiện tượng quỷ nhập tràng Những Tục Lệ Cần Giữ Khi Quàng Xác? -Tại sao có...
- Người chết báo mộng có đúng không? Tâm linh 2023 Thế giới tâm linh với vô vàn những điều kỳ bí mà chúng ta không thể lý giải hay giải đáp một cách cặn kẽ....
- Mâm cúng cô hồn tháng 7 cần chuẩn bị những gì? Theo truyền thống dân gian, cứ vào tháng 7 âm lịch, người Việt thường tổ chức lễ cúng cô hồn. Cúng cô hồn tức là...
- Phật giáo: Hỏa táng là việc rất tự nhiên như hơi thở Phật giáo cho rằng, mỗi con người đều có 2 phần là thân xác và linh hồn. Hồn là phần quan trọng, xác chỉ là...
- Nên hỏa táng hay địa táng khi có người thân mất? Hiện nhu cầu hỏa táng, gửi tro cốt vào chùa của người dân ngày càng tăng cao. Khi có người thân mất, nhiều người dân...
- Hỏa táng nguyên xương Tục Cải Táng bắt nguồn từ thời xa xưa, phổ biến ở miền Bắc. Đó là khi gia đình có người thân bị mất đột...