Phân biệt mộ, phần mộ và lăng mộ
Tục chôn cất người chết được hình thành trong sự phát triển của loài người. Thủa sơ khai con người chưa có hành vi chôn cất người chết. Dần dần về sau, con người dần có những hành vi để chôn cất người chết từ đơn giản đến phức tạp. Những ngôi mộ sơ khai nhất được tìm thấy vào thời xã hội nguyên thủy, sau đó những ngôi mộ được tìm thấy ở thời đồ đá mới có những đặc điểm chung về hướng mộ. Từ đó tục lệ chôn cất người chết ra đời. Đến ngày nay con người đã quan tâm nhiều tới việc chôn cất người chết. Nhiều tục lệ, quan điểm để ra đời môn phong thủy học để nghiên cứu về những vấn đề liên quan tới chôn cất, đất đai và nhiều vấn đề khác.
Với mỗi tôn giáo, mỗi đặc trưng văn hóa của từng nước, nơi chôn cất người chết được gọi với nhiều cái tên khác nhau:
– Phần: là tên gọi được sử dụng đầu tiên. Phần chỉ đống đất nơi chôn cất người chết, sau này được gọi là mồ mả.
– Mộ: cái tên này được dùng để chỉ nơi chôn cất của các bậc vương giả, quyền quý ngày xưa. Mộ chỉ sự nghiêm trang, uy quyền, sang trọng đối với các bậc vương giả ngày xưa. Ngày nay đây là từ được sử dụng phổ biến rộng rãi trong khắp người dân
– Gò: là một địa hình đất cao hơn so với những nơi khác. Gò là nơi chôn cất nhiều người chết. Thời xưa, Gò còn có tên là Khưu. Ngày nay, ở Việt Nam cái tên này hầu như chỉ còn gặp được ở các vùng nông thôn.
– Lăng: lăng chỉ một ngôi mộ của các bậc đế vương được xây dựng trên một vùng đất lớn. So với mộ thì lăng có quy mô và cấu trúc lớn hơn nhiều. Trong lăng còn có các cấu trúc khác như: bia đá, tượng đá, các con vật bằng đá, trang sức, của cải… và nhiều hạng mục khác.
Các bậc đế vương thống trị các thời kì từ xưa đến nay khi chết đều được an táng trong các lăng mộ lớn, có cấu trúc và thiết kế vô cùng đặc biệt và chắc chắn. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng là lăng mộ phức tạp nhất từng được xây ở Trung Quốc, với diện tích rất lớn, có hàng ngàn tượng người với các nét mặt khác nhau được xây dựng trong 40 năm với hơn 70 vạn dân phu. Ngoài ra còn nhiều công trình lăng mộ của nhiều bậc đế vương khác đến nay vẫn còn là câu hỏi của thế hệ hậu duệ sau này.
Có nhiều tên gọi như vậy nhưng hành vi chôn cất người chết là một nét văn hóa chỉ có ở con người. Nó thể hiện tình cảm và sự trân trọng của người còn sống với những người đã khuất. Đồng thời còn là tấm lòng thành kính, biết ơn của con cháu, là truyền thống đạo đức uống nước nhớ nguồn.
Đi cùng với hành vi chôn cất người chết là những quy tắc về phong thủy học được đúc rút qua nhiều thế hệ hàng ngàn vạn năm. Mộ phần là vấn đề về tâm linh, nếu theo đúng những quy tắc này con cháu sẽ gặp điều lành, có sức khỏe, may mắn và làm ăn phát đạt. Nếu phạm phải sẽ gặp điều chẳng lành, có khi còn lụi bại.
Bài viết liên quan
- Lò hỏa táng TABO – Dây truyền hỏa táng đồng bộ Các cơ sở hỏa táng hiện nay việc xây dựng lò hỏa táng không đồng bộ, gây nên một số tình trạng qua vài năm...
- Các tập tục mai táng khác thường ở Tây Tạng Tục lệ mai táng người chết ở Tây Tạng rất đa dạng với những cách lý giải đặc biệt về linh hồn và sự sống,...
- Phật giáo và vấn đề hỏa táng | Phần 2 Hiện nay trên thế giới người ta đã sử dụng nhiều hình thức mai táng khác nhau. Mỗi hình thức chọn lựa cho mình khi...
- Dịch vụ gửi tro cốt tại hệ thống Phúc Lạc Viên Phúc Lạc Viên – Đài hóa thân hoàn vũ không đơn thuần chỉ là lò hỏa táng người chết mà là một không gian văn...
- Phong tục lễ chùa cuối năm Nhiều người Việt thường đi lễ chùa cuối năm với mong muốn tìm sự bình an, gạt bỏ muộn phiền, lo âu của năm cũ...
- Chuẩn hóa’ lưu giữ tro cốt Chuẩn hóa’ lưu giữ tro cốt – Xu hướng hỏa táng ngày càng tăng, các cơ sở tôn giáo có nhận gửi tro cốt đang...