Phóng sinh rằm tháng 7 mùa Vu Lan báo hiếu như thế nào mới là đúng, tránh gây họa
Phóng sinh là một nét đẹp tín ngưỡng thể hiện lòng từ bi đã có từ lâu. Việc phóng sinh trong Rằm tháng 7 càng vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng mọi người cần phải biết điều này khi thực hiện để việc phóng sinh mùa Vu Lan báo hiếu đúng ý nghĩa, tránh gây hại.
Theo phong thục của người Việt, ngày Vu Lan thường đi kèm với nghi thức phóng sinh. Vào tháng 7 âm lịch cùng với việc thực hiện những mâm cỗ cúng rằm tháng 7 tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, không ít gia đình còn tổ chức lễ phóng sinh để cầu nguyện cho bản thân, gia đình, thân quyến. Lễ vật phóng sinh có thể là ốc, cua, cá, lươn, chim…
Tuy nhiên, việc phóng sinh mùa Vu Lan báo hiếu như thế nào mới là chuẩn và có ý nghĩa thì không phải ai cũng hiểu. Về vấn đề này, Hòa thượng Thích Gia Quang – Phó Chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng ban Thông tin Truyền thông TƯ GHPGVN cho rằng, việc phóng sinh là việc làm rất có ý nghĩa. Việc làm này tùy theo điều kiện và cái tâm của mỗi người chứ không bắt buộc. Tuy nhiên phóng sinh làm sao phải đúng với cái tâm của mỗi người và việc phóng sinh tạo nên sự lợi lạc, có ý nghĩa với các con vật.
Để việc phóng sinh thực đúng ý nghĩa của Phật giáo, người Phật tử khi phóng sinh cần có cái tâm, vô tư, tự nhiên. Việc phóng sinh phải giúp con vật được sống một cách tự do. Phóng sinh có ý nghĩa khi còn cần phải hợp với văn hóa, không gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Nếu chúng ta đi đặt, thuê hoặc công khai thông tin sẽ phóng sinh ở đâu, hành động phóng sinh sẽ mất đi ý nghĩa mà thậm chí phóng sinh không đúng vô hình chung trở thành sát sinh.
Đã có nhiều hình ảnh không đẹp khi thực hiện phóng sinh. Đó là ở nhiều nơi, chim cá vừa được thả ra, ngay lập tức có người bắt, vớt trở lại để bán tiếp. Phúc đâu chưa thấy, chỉ thấy những chú chim, cá… yếu ớt ngay khi vừa được phóng sinh.
Theo Đại đức Thích Trí Thịnh, Phó Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình, Trụ trì của Kim Sơn Lạc Hồng, phóng sinh tức là cứu mạng sống, ban cho sự tự do, giúp một chúng sanh trở về với đời sống thực sự của chúng. Về nghĩa bóng là phóng thích tâm tham, đố kỵ… ra khỏi con người. Người dân thường phóng sinh vào các dịp rằm, lễ lớn trong năm. Vào Vu Lan cũng có nhiều người thực hiện phóng sinh.
Việc phóng sinh xuất phát từ tâm nhằm cứu vớt các sinh linh, không thể dùng việc phóng sinh để đổi lấy may, vụ lợi mong cầu giàu sang. Cũng không nên phóng sinh theo kiểu hùa theo số đông, không có thiện niệm khi thực hiện sẽ sai với bản chất của phóng sinh.
Đạo Phật quan niệm phóng sinh là tùy duyên, nghĩa là thấy động vật gặp nạn thì cứu. Làm bất cứ việc gì, cả việc phóng sinh cũng cần đặt cái tâm. Không ít người cho rằng, không chỉ phóng sinh ốc, cá, chim… mà bỏ cả tiền triệu mua những động vật quý hiếm thực hiện phóng sinh mới tốt. Đây là điều không đúng. Thay vì dùng tiền mua cá, mua chim phóng sinh, chúng ta có thể tới thăm và tặng quà cho những cụ già neo đơn hay trẻ mồ côi và giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn khác cũng là cách làm thiện trong dịp Vu Lan này. Có thể nhân công đức này mà hồi hướng cho người mất.
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, phóng sinh đi kèm với ý thức bảo vệ môi trường mới là thực hiện chuẩn. Theo đó, khi thực hiện phóng sinh mùa Vu Lan báo hiếu, mọi người cần lưu ý tìm tìm hiểu về tập tính của loài vật mà bạn định thả. Nên tìm nơi vắng vẻ hoặc không có người săn bắt để đảm bảo khi thả ra, các loại động vật đều có thể sinh sống được. Chẳng hạn, phóng sinh cá chờ cá bơi khuất rồi về chứ không cầm cả túi nilong vứt ra ao, hồ, sông, suối.
Bài viết liên quan
- Hỏa táng theo quan điểm của các tôn giáo Trong các cách tổ chức tang lễ, tang lễ hỏa táng đang trở thành phương pháp an táng phổ thông. Hiện nay trên thế giới...
- Đám tang khu vực Nam Bộ: không khí tang lễ và các điều cần chú ý Đám tang là một sự kiện buồn đối với gia đình. Nó không chỉ liên quan đến việc mất đi người thân, bạn bè. Đám...
- 15 điều cấm kỵ khi nhà có tang ( hoặc đi đám tang , biết để tránh ) Gia đình có người mất ngoài việc thương sót thì họ còn rất bối rối không biết phải làm và không được làm gì để...
- Hướng dẫn cúng Ông Công Ông Táo đẩy đủ nhất 2022 Lễ cúng ông Công ông Táo về trời không cần phải tổ chức cầu kỳ nhưng cần phải trang trọng, chu đáo, thể hiện được...
- Những điều quan trọng cần chú ý về tỉa chân nhang và bao sái bát hương Theo phong tục người Việt, các gia đình thường tỉa chân nhang và bao sái bát hương sau khi tiễn ông Công ông Táo về...
- Cúng 49 ngày cho người đã khuất và những điều cần biết Đã từ rất lâu, người Việt Nam luôn thực hiện tục lệ cúng tế người đã khuất sau khi họ qua đời được 49 ngày....