Quy định vệ sinh trong mai táng, hỏa táng người chế do dịch bệnh nguy hiểm
Ngày 26 tháng 11 năm 2021, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 21/2021/TT-BYT quy định về vệ sinh trong mai táng, hỏa táng. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 01 năm 2022 và thay thế Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng
Trong đó, Thông tư có quy định vệ sinh trong mai táng, hỏa táng người chế do dịch bệnh nguy hiểm, cụ thể:
– Xử lý thi thể: Thân nhân người chết hoặc người phát hiện ra thi thể người chết do dịch bệnh nguy hiểm thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thi thể được phát hiện. Người tham gia xử lý thi thể được tập huấn về các biện pháp phòng, chống dịch, xử lý thi thể. Khi tham gia xử lý thi thể mang đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân (trang phục phòng hộ, kính che mắt, găng tay cao su, khẩu trang y tế, giầy hoặc ủng). Bọc kín thi thể bằng túi đựng thi thể làm bằng vật liệu chống thấm, không trong suốt, chắc chắn, không bị bục, thủng, thành túi có độ dày ≥ 150µm; khóa kéo phải kín và cố định chắc chắn bằng dây buộc hoặc băng dính; khử khuẩn bên ngoài túi đựng thi thể bằng dung dịch chứa 0,1% Clo hoạt tính. Trường hợp không có túi đựng thi thể, bọc kín thi thể bằng 02 lớp vải, sau đó bọc kín thi thể bằng 02 lớp ni-lon; khử khuẩn bên ngoài lớp ni-lon thứ nhất bằng dung dịch chứa 0,1% Clo hoạt tính. Thực hiện tương tự với lớp ni-lon thứ hai. Khử khuẩn toàn bộ các bề mặt khu vực có người chết và các vật dụng có tiếp xúc với thi thể bằng dung dịch chứa 0,1% Clo hoạt tính, cồn 70% hoặc các chế phẩm diệt khuẩn bề mặt; chất thải phát sinh trong quá trình xử lý thi thể được thu gom, xử lý như chất thải lây nhiễm. Sau khi công việc kết thúc, người tham gia xử lý thi thể phải tháo, cởi bỏ các phương tiện bảo vệ cá nhân và thu gom, xử lý như chất thải lây nhiễm; rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay. Đối với dịch bệnh nguy hiểm có yêu cầu về xử lý thi thể khác với quy định này thì thực hiện theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.
– Vệ sinh trong quàn, khâm liệm thi thể: Thời gian quàn thi thể không quá 24 giờ kể từ khi chết hoặc phát hiện thi thể. Trường hợp phải quàn thi thể lâu hơn 24 giờ thì phải bảo quản trong điều kiện nhiệt độ từ -10°C trở xuống. Đóng kín quan tài. Dán kín các khe hở của quan tài (nếu có) để bảo đảm không bị rò rỉ, thấm nước, không bị bục, vỡ trong quá trình di chuyển.Chất thải phát sinh được thu gom, xử lý như chất thải lây nhiễm.
– Vệ sinh trong vận chuyển quan tài chứa thi thể: Người đi cùng phương tiện vận chuyển quan tài chứa thi thể mang đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân (kính che mắt, găng tay cao su, khẩu trang y tế, giầy hoặc ủng). Ngay sau khi vận chuyển quan tài chứa thi thể tới nơi mai táng, hỏa táng phải khử khuẩn toàn bộ bề mặt phương tiện chở quan tài bằng dung dịch chứa 0,1% Clo hoạt tính, cồn 70% hoặc các chế phẩm diệt khuẩn bề mặt.Sau khi công việc kết thúc, người đi cùng phương tiện vận chuyển quan tài chứa thi thể phải tháo, cởi bỏ các phương tiện bảo vệ cá nhân và thu gom, xử lý như chất thải lây nhiễm; rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay.
– Vệ sinh trong tổ chức tang lễ: Người tổ chức và tham gia tang lễ thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Vệ sinh nhà tang lễ, khu vực tang lễ thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này; chất thải tiếp xúc trực tiếp với quan tài được thu gom, xử lý như chất thải lây nhiễm.
– Vệ sinh trong mai táng, hỏa táng: Khi mai táng thi thể, tiến hành rắc một lớp vôi bột xung quanh thành và đáy huyệt trước khi đặt quan tài xuống huyệt. Trước khi lấp đất, rắc một lớp vôi bột ở xung quanh và trên mặt quan tài. Sau khi mai táng, hỏa táng phải vệ sinh, khử khuẩn dụng cụ, thiết bị dùng để mai táng, vận chuyển thi thể đến lò hỏa táng, khu vực mai táng, hỏa táng bằng dung dịch chứa 0,1% Clo hoạt tính, cồn 70% hoặc các chế phẩm diệt khuẩn bề mặt. Người trực tiếp tham gia hoạt động mai táng, hỏa táng sử dụng đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân (kính che mắt, găng tay cao su, khẩu trang y tế, giầy hoặc ủng) trong suốt quá trình thực hiện công việc. Sau khi công việc kết thúc cởi bỏ phương tiện bảo vệ cá nhân, rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay. Chất thải tiếp xúc trực tiếp với quan tài và phương tiện bảo vệ cá nhân được thu gom, xử lý như chất thải lây nhiễm.
– Vệ sinh trong hoạt động cải táng thực hiện theo quy định về cải táng trong trường hợp người chết không do dịch bệnh nguy hiểm.
Bài viết liên quan
- Nghệ An: Đối thoại với người dân liên quan dự án công viên sinh thái vĩnh hằng Sáng 15/10, tại Trụ sở UBND xã Hưng Tây, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức hội nghị đối thoại, trả lời những kiến nghị của...
- Người Mỹ chọn hoả táng ngày một nhiều vì chôn cất quá đắt Theo số liệu của Hiệp hội giám đốc tang lễ quốc gia Hoa Kỳ (NFDA), tỷ lệ hoả táng ở nước này năm 2018 ước...
- Quy định vệ sinh trong mai táng, hỏa táng người chế do dịch bệnh nguy hiểm Ngày 26 tháng 11 năm 2021, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 21/2021/TT-BYT quy định về vệ sinh trong mai táng,...
- Phúc Lạc Viên cung cấp các gói dịch vụ đa dạng Để hành trình của người đã khuất trọn vẹn và chia sẻ phần nào khó khăn, áp lực từ tang sự của mỗi gia đình,...
- Chào mừng ngày gia đình Việt Nam 28/6/2021 Ngày Gia đình Việt Nam là một sự kiện văn hóa lớn nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của mỗi gia...
- Bài cúng phóng sinh Lời Dẫn “Cứu thả các sinh mạng được tiêu trừ bệnh tật, thoát khỏi các tai nạn”. – Đây là lời dạy trong kinh Dược...