Sợi dây kết nối tâm linh giữa người chết và người sống
Chết có phải là hết ? Con người khi chết đi linh hồn sẽ tồn tại ra sao ? Người sống cần làm gì để đem lại điều tốt nhất cho người đã mất ? Làm thế nào để linh hồn yên ổn và hạn chế tối đa sự tác động không tốt đến người còn sống ? …
Âm Dương giao hoà sinh ra, sau khi chết, âm dương xa rời đôi ngả nhưng còn bao điều để lại mà người sống phải lo toan ..
Có sự liên hệ hay không thì cứ cảm nhận trước đã..
Chí ít là tìm một chỗ để di ảnh ( gọi là góc tâm linh, góc tưởng niệm hay không gian thờ cúng..để đến ngày lễ tết hay ngày giỗ ngày mất.. thì những người sống tưởng niệm, nhớ về .. hoặc khi tâm tư lúc vui, lúc buồn thì có chốn để chia sẻ, kể lể, để cầu xin..
Người chết đi linh hồn “chuyển động” theo chu kỳ 3,7,49,100 ngày, 1 năm, 2 năm 3 tháng, 3 năm.. dường như đó là sự quay lại, sự quyến luyến … hay còn gọi là chu kỳ chuyển động của một dạng vật chất đặc biệt..
Để chu kỳ đó được luân chuyển không bị ngăn, Không bị cản trở, không bị tản mát.. mà người ta hay dùng từ “trùng tang, thiên di, nhập mộ” để luận bàn… thì việc tiến hành các thủ tục cần thiết cho “phần xác” là quan trọng. ( bởi đó là mối liên hệ trực tiếp )
Dù hỏa thiêu hay thiên táng hay thủy táng hay chôn chặt 1 lần hay chôn để sau này cải táng..thì đều cần phù hợp với “phần linh hồn” đã thoát ra kia.
Quan trọng là chọn thời điểm phù hợp để việc làm đó không ảnh hưởng tới người sống.
Căn cứ vào ngày giờ tháng năm mất và năm sinh của người chết để chọn hướng mộ, đồng thời kết hợp với năm sinh của người sống để chọn ngày giờ làm thủ tục như khâm liệm, nhập quan, di quan, hạ huyệt, cải táng…Mục đích để âm dương tương hợp, để phần hồn và phần xác đồng nhất..
Căn cứ vào ngôi nhà mà người chết đã sống trước đó cùng năm sinh để tính nơi để di ảnh hoặc ban thờ..
Việc cúng lễ chính là việc làm cân bằng quan hệ “ linh hồn – thân xác” cân bằng quan hệ “ người chết – người sống” ..
Cúng lễ có nhiều mức từ đơn giản là tự thắp nén nhang, thắp cây nến, hay dâng mâm cao cỗ lớn hoặc lập đàn nọ tế kia.. từ tưởng niệm cho tới cầu siêu, từ hỏi han cho tới chia sẻ, từ những sự việc báo mộng hay tâm nguyện của người đã sống hay lời nhắn nhủ của người đã khuất có liên hệ thế nào, ảnh hưởng ra sao..
Tất cả thông qua sợi dây tâm linh và biểu hiện thực tế thông qua ngôi mộ hoặc ban thờ.. như : Nứt, vỡ, động, sụt, hoá bát nhang hay xung quanh chấn động.. mà gây ảnh hưởng tới người này hay người khác.. Tuỳ theo sự hợp hay không và tuỳ theo hướng gây chấn động mà tính ra..
Một ngôi mộ có thể đem lại tốt đẹp cho người này nhưng lại không đem lại tốt đẹp cho người khác .. Điều này phụ thuộc vào quan hệ giữa người sống và người chết có sự di truyền hay không…Cụm từ “động mồ động mả” hay “ sống vì mồ vì mả không ai sống vì cả bát cơm” cũng từ đó mà ra.
Trên thực tế: Ở khắp trái đất này, nơi nào cũng có chỗ để dành cho người chết..
Người chết cẩn yên tĩnh vì vậy nghĩa trang hay nghĩa địa hay nơi chôn cất cần ở nơi yên tĩnh để phần xác được yên lúc đó linh hồn sẽ ổn và sự tác động không tốt tới người sống sẽ là ít nhất..
Ở Việt Nam việc nghĩa trang yên tĩnh là rất khó vì vậy mỗi khu mộ phải an vị bằng cách này hay cách khác thông qua phong thủy âm trạch, không phải “đổ bê tông cốt thép “ sẽ là yên đâu. Bởi lẽ yên hay không, phụ thuộc cả khu đất chứ không phải riêng một khu mộ..
Nghĩa trang không yên, khu mộ không yên kéo theo lòng người cũng không yên…
Bài viết liên quan
- Cúng Rằm tháng 7 vào ngày nào, giờ nào thì tốt? Cúng Rằm tháng 7 vào ngày nào, giờ nào thì tốt? Rằm tháng 7 là ngày lễ quan trọng của người Việt. Đây là ngày...
- Lý giải vì sao những người ốm yếu không nên đến đám tang Rất nhiều người khi ốm yếu kiêng kỵ đến đám ma, đặc biệt là những người bị bệnh nặng như ung thư chẳng hạn, bởi...
- Khám phá phong tục rằm tháng 7 ở các nước trên thế giới Rằm tháng 7, hay còn được gọi là lễ “xá tội vong nhân”, là một ngày lễ lớn, quan trọng trong phong tục của nhiều...
- PHẬT GIÁO, CÔNG GIÁO VÀ PHONG TỤC TẬP QUÁN VỀ TANG LỄ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM Phật giáo công giáo và phong tục tập quán về tang lễ của người VN Phong tục tập quán của lễ tang xưa và nay...
- Cúng tất niên cuối năm: Nghi thức, mâm cúng và lưu ý 2024 Đối với người dân Việt Nam thì lễ cúng tất niên vô cùng quan trọng trong một năm. Đây là lễ cúng với mục đích...
- Người chết nên thiêu hay chôn Đức Phật và các vị Thánh Tăng ngày xưa đều hỏa táng, bởi hỏa táng rất sạch sẽ và văn minh. Còn địa táng thì...