Nghi thức tổ chức tang lễ cán bộ

Khác hẳn với những buổi tang lễ thông thường, tang lễ cán bộ cấp cao có những quy định riêng theo nghị định chính phủ để đẩm bảo sự nghiêm trang, bày tỏ lòng thành kính đối với những cán bộ có công với đất nước.

Quy định về tổ chức tang lễ đối với cán bộ cấp cao của Việt Nam

Nghị định 105/2012/NĐ-CP.

Theo đó, hình thức lễ tang bao gồm: Lễ Quốc tang; Lễ tang cấp Nhà nước; Lễ tang cấp cao; Lễ tang Cán bộ, công chức, viên chức.

  1. Lễ Quốc tang

Cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ sau đây khi từ trần được tổ chức Lễ Quốc tang:

– Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;

– Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

– Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

– Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bộ Chính trị quyết định việc tổ chức Lễ Quốc tang đối với cán bộ cấp cao khác có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế.

  1. Lễ tang cấp Nhà nước

Cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ sau đây khi từ trần được tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước:

– Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;

– Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

– Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

– Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

– Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

– Chánh án Toà án nhân dân tối cao;

– Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

– Đại tướng lực lượng vũ trang nhân dân;

– Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân là cán bộ hoạt động cách mạng trước Tháng 8 năm 1945.

Đối với trường hợp người từ trần giữ một trong các chức vụ quy định nêu trên mà bị kỷ luật thì việc tổ chức Lễ tang được quy định như sau: Lễ tang được tổ chức theo hình thức Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức đối với trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức cách chức.

  1. Lễ tang cấp cao

Cán bộ, công chức đương chức, thôi giữ chức thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng quản lý (trừ các chức danh được tổ chức Lễ Quốc tang và Lễ tang cấp Nhà nước); cán bộ hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 (lão thành cách mạng) hoặc cán bộ hoạt động ở miền Nam suốt thời kỳ chống Mỹ (1954 – 1975) được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất trở lên; các nhà hoạt động xã hội, văn hóa, khoa học tiêu biểu (được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh – giải thưởng cá nhân) và được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất trở lên; các nhà hoạt động xã hội, văn hóa, khoa học tiêu biểu (được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh – giải thưởng cá nhân) là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động đang công tác hoặc nghỉ hưu khi từ trần được tổ chức Lễ tang Cấp cao.

Đối với trường hợp người từ trần giữ một trong các chức danh nêu trên mà bị kỷ luật bằng hình thức giáng chức hoặc cách chức, Lễ tang tổ chức theo hình thức Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.

  1. Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức

Cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc hoặc nghỉ hưu khi từ trần được tổ chức Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức (trừ các chức danh được tổ chức Lễ Quốc tang, Lễ tang cấp Nhà nước, Lễ tang cấp cao).

Đối với trường hợp cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc, Lễ tang không tổ chức theo hình thức Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.

Xem chi tiết tại Nghị định 105/2012/NĐ-CP tổ chức lễ tang cán bộ, công, viên chức.

Bài viết liên quan

Liên hệ