Hũ cốt và những điều cần biết? Giải đáp tâm linh 2023
Có rất nhiều những nghi lễ liên quan đến tâm linh và người đã mất. Không chỉ tổ chức tang lễ cho người đã khuất là đã hoàn thành nhiệm vụ. Sau khi tang lễ kết thúc, linh cữu của người mất được đưa về nơi an nghỉ cuối cùng. Tuy nhiên, tùy vào cách mai táng mà mỗi gia quyến có thể đưa xương cốt của người mất về với mộ phần theo cách khác nhau. Hũ cốt là một trong những cách thức đưa di hài của người mất về với đất mẹ. Bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về điều này nhé!
Hũ cốt là gì?
Hũ cốt được biết đến chính là bình đựng tro cốt của người mất. Bình đựng tro cốt này được làm bằng sứ, đá, gỗ với nhiều kiểu dáng, kích thước khác nhau. Tại Việt Nam, loại bình này đã không còn quá xa lạ. Với hình thức mai táng là hỏa táng, phần tro cốt của người mất sẽ được thu lại và đựng trong bình sứ. Thì những chiếc bình sứ này đều được gọi là hũ tro cốt của người mất. Nếu như ở thời xưa, di hài của người mất chỉ được đặt trong quan tài sau đó chôn sâu dưới đất. Thì với hình thức hỏa táng, di hài của người mất sẽ được thiêu đốt để thu lại tro cốt sạch sẽ.
Người mất đựng tro cốt vào bình sứ, đá
Hình thức mai táng này đi liền với hũ cốt, tiểu quách, quách để đặt phần tro cốt của người mất. Phần gia quyến nhận lại sẽ là tro cốt sau khi thiêu. Với công nghệ ngày càng hiện đại. Hình thức hỏa táng đã có thể thu lại phần xương cốt của người mất nguyên vẹn. Hoặc cũng có thể là tro cốt vụn tùy theo nhu cầu của gia quyến. Dựa vào điều này mà gia quyến cần phải chuẩn bị hũ cốt với kích thước phù hợp nhất. Như vậy, phần tro cốt của người mất mới có thể đựng vừa và di chuyển về nơi an nghỉ cuối cùng.
Để giải đáp một cách đơn giản, tro cốt của người mất sau khi được hỏa táng sẽ được đặt vào bình đựng. Và chiếc bình này được gọi chung là hũ cốt của người mất. Sau khi quá trình diễn ra trọn vẹn, tro cốt của người mất sẽ được đặt vào chiếc bình sứ sạch sẽ này. Cuối cùng, chiếc bình sứ đựng tro cốt sẽ được bàn giao lại cho gia quyến của người mất. Gia quyến có thể lựa chọn bình đựng tro cốt hình dáng khác nhau. Có rất nhiều kiểu bình được sản xuất dựa trên vị trí đặt cốt và nhu cầu sử dụng.
Các loại hũ cốt trên thị trường hiện nay
Như chúng ta đã đề cập đến ở phía trên, các loại hũ cốt hiện nay thật sự có rất nhiều. Chỉ cần dựa trên kích thước hay kiểu dáng, chúng ta cũng đã thấy các loại bình này rất khác nhau. Tuy nhiên, người ta thường chia loại bình đựng cốt dựa theo chất liệu cấu tạo. Hũ đựng tro cốt của người mất thường được làm bằng ba chất liệu khác nhau như gỗ, sứ, đá tự nhiên.
Mẫu hũ cốt bằng sứ
Hũ cốt, bình đựng tro cốt được biết đến là một vật phẩm tâm linh. Vật phẩm này thực sự quan trọng đối với những gia quyến có người mất hỏa táng. Để có thể chọn lựa được mẫu hũ cốt phù hợp, đẹp mắt trọn vẹn với người đã mất thực sự không dễ dàng. Mẫu bình đựng tro cốt bằng sứ là loại phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Vật phẩm tâm linh này đòi hỏi sự tỉ mỉ, tinh tế. Không chỉ đơn thuần là màu sắc, chất liệu bền bỉ. Hũ cốt còn được trang trí nhiều họa tiết rồng, phượng, hổ,…
Lựa chọn bình đựng tro cốt người mất
Những họa tiết này đều phải được tạo hình trong quá trình nhào nặn, đổ khuôn trước khi nung. Có lẽ vì thế mẫu bình đựng tro cốt bằng sứ có rất nhiều mẫu mã đa dạng khác nhau. Sứ nung cũng có thể được sơn bằng nhiều gam màu đa dạng. Các bạn có thể thấy các mẫu hũ cốt màu trắng, xanh dương hoặc xanh giả ngọc bích,… Tùy theo tuổi tác, sở thích của người đã khuất, gia quyến có thể chọn được mẫu bình đựng tro cốt phù hợp.
Mức giá của loại vật phẩm tâm linh này cũng được dựa trên kích thước, hình dáng. Những chiếc bình càng cầu kỳ, đẹp mắt càng có giá trị cao. Tuy nhiên, bình sứ vẫn là phương án lựa chọn có mức giá phù hợp.
Mẫu hũ cốt bằng gỗ
Một vài nơi hiện nay có sử dụng gỗ để làm hũ cốt. Tuy nhiên điều này không được phổ biến. Bởi sử dụng gỗ thì khả năng bị sập, hoặc mối mọt là rất cao. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến tro cốt của người đã mất. Chỉ có những loại gỗ quý chống mối mới nên làm thành bình đựng cốt. Tuy nhiên các loại gỗ quý lại rất hiếm. Điển hình như gỗ Ngọc Am một thời được mệnh danh là loại gỗ được dùng để làm hũ cốt cho vua chúa.
Hũ tro người mất
Các mẫu bình đựng tro cốt bằng gỗ thường phải đặt trước mới có thể có được. Những ý nghĩa tâm linh từ các loại gỗ đem lại cũng rất đáng quý. Gỗ Ngọc Am được tương truyền nếu sử dụng làm hũ cốt sẽ đem lại thịnh vượng cho con cháu. Cho đến ngày nay, loại gỗ này được sử dụng để làm nhiều vật phẩm tâm linh quý giá hơn cả. Để tìm được loại gỗ quý này, đôi khi chúng ta phải mất rất rất nhiều tiền và công sức.
Mẫu hũ cốt bằng đá tự nhiên
Chắc hẳn sẽ có nhiều bạn thắc mắc về mẫu hũ cốt bằng đá tự nhiên. Bởi lẽ, để có thể làm một chiếc bình đựng tro cốt bằng đá, người ta cần đến những khối đá nguyên tảng rất lớn. Đá được sử dụng ở đây có thể là đá tự nhiên thông thường hoặc đá quý. Các loại đá sẽ được đo theo kích thước sau đó đục khoét và chạm khắc để trở thành bình đựng hũ cốt. Đặc biệt những chiếc bình được làm bằng đá ngọc thạch sẽ có vẻ đẹp vô cùng cuốn hút.
Các mẫu bình đựng tro cốt trên thị trường hiện nay
Những hoạt tiết như rồng phượng cũng được chạm khắc tinh tế phía trên thân của chiếc bình. Bên cạnh đó, hoạt tiết nhỏ hơn như đồng tiền vàng, vân mây cũng sẽ được kết hợp. Không phải tự nhiên mà những mẫu hũ cốt bằng đã quý lại có mức giá cao đến thế. Đương nhiên, đây sẽ không phải là lựa chọn phổ biến cho nhiều gia quyến. Thế nhưng vẻ đẹp và sự sang trọng, ý nghĩa tâm linh của những loại đá này đem lại thật sự rất tuyệt vời.
Cách lựa chọn bình hũ cốt hợp lý?
Có thể sẽ có nhiều gia quyến cảm thấy phân vân trong việc lựa chọn hũ cốt cho người đã mất. Thật sự điều này sẽ rất khó khăn đối với những người chưa từng có kinh nghiệm. Chọn bình đựng cốt cho người mất trẻ sẽ khác với người già. Bình đựng cốt cho người lớn cũng sẽ khác với trẻ em. Gia quyến nên đến tham khảo những đơn vị cung cấp bình đựng cốt để nhờ họ tư vấn.
Đối với những người trong ngành thì điều này sẽ trở nên dễ dàng hơn. Chưa kể đến, họ cũng có thể tư vấn cho các bạn về mẫu mã, mức giá phù hợp. Mẫu mã nên chọn phù hợp với lứa tuổi người mất và sở thích của họ. Trần sao âm vậy, chỉ cần gia quyến thấy đẹp mắt chắc chắn người mất cũng đã ưng ý.
Có thể nói, những điều cần biết về hũ cốt – bình đựng cốt của người mất đã được chúng tôi giải đáp trên đây. Hy vọng những điều này có thể đem đến cho các bạn những thông tin bổ ích. Đôi khi chỉ là một vật phẩm tâm linh nhỏ nhưng cũng đem đến rất nhiều ý nghĩa lớn. Hiểu về tâm linh, các bạn sẽ thấy mọi thứ thật sự rất kỳ diệu. Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết ngày hôm nay. Có rất nhiều bài viết cùng chủ đề được đăng tải trên trang chủ. Các bạn có thể tham khảo nhé!
Bài viết liên quan
- Nên hỏa táng hay địa táng khi có người thân mất? Hiện nhu cầu hỏa táng, gửi tro cốt vào chùa của người dân ngày càng tăng cao. Khi có người thân mất, nhiều người dân...
- Ý nghĩa của việc cúng 49 ngày cho người đã mất Lễ cúng 49 ngày (Hán-Việt: Chung thất) là một dạng tín ngưỡng, đồng thời nó cũng là buổi lễ cúng giỗ vô cùng quan trọng...
- Nghi thức tổ chức tang lễ cán bộ Khác hẳn với những buổi tang lễ thông thường, tang lễ cán bộ cấp cao có những quy định riêng theo nghị định chính phủ...
- Hỏa táng theo quan điểm của các tôn giáo Trong các cách tổ chức tang lễ, tang lễ hỏa táng đang trở thành phương pháp an táng phổ thông. Hiện nay trên thế giới...
- Cúng tất niên cuối năm: Nghi thức, mâm cúng và lưu ý 2024 Đối với người dân Việt Nam thì lễ cúng tất niên vô cùng quan trọng trong một năm. Đây là lễ cúng với mục đích...
- Nơi gửi gắm linh hồn trong những ngôi chùa Khmer Tục hỏa táng tại chùa là nghi thức tang ma truyền thống đối với phật tử theo Phật giáo Nam tông. Tại Việt Nam, việc...