Sở Y tế hướng dẫn hoạt động mai táng, hỏa táng trên địa bàn tỉnh Kontum
Để thực hiện việc mai táng, hỏa táng đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn phòng, chống dịch theo quy định và phù hợp phong tục, tập quán, tín ngưỡng, điều kiện ở địa phương, ngày 29/4/2022, Sở Y tế vừa ban hành Công văn số 1989/SYT-NVYD hướng dẫn hoạt động mai táng, hỏa táng trên địa bàn tỉnh.
Về nguyên tắc, việc mai táng, hỏa táng của người dân trên địa bàn tỉnh thực hiện đúng các quy định về vệ sinh trong mai táng, hỏa táng quy định tại Thông tư số 21/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ Y tế, cụ thể:
Đối với người chết không do dịch bệnh nguy hiểm, thực hiện vệ sinh trong mai táng, hỏa táng đảm bảo theo quy định tại Chương 2 Thông tư số 21/2021/TT-BYT.
Đối với người chết do dịch bệnh nguy hiểm (bao gồm trường hợp tử vong do COVID-19): Thân nhân người chết hoặc người phát hiện ra thi thể người chết do dịch bệnh nguy hiểm thông báo ngay cho UBND cấp xã nơi thi thể được phát hiện; Người tham gia xử lý thi thể được tập huấn/hướng dẫn về các biện pháp phòng chống dịch, xử lý thi thể. Khi tham gia xử lý thi thể mang đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân (trang phục phòng hộ, kính che mắt, găng tay cao su, khẩu trang y tế, giầy hoặc ủng); thực hiện xử lý thi thể, khâm liệm, quàn thi thể, vận chuyển quan tài chứa thi thể, tổ chức tang lễ, mai táng, hỏa táng, hoạt động cải táng phải đảm bảo về vệ sinh theo quy định tại Chương 3.
Về việc mai táng, hỏa táng đối với đồng bào dân tộc thiểu số, người theo tôn giáo tại khuôn viên nhà thờ, nhà chùa, thánh thất tôn giáo và các cơ sở tôn giáo khác: Cán bộ phụ trách Văn hóa – Xã hội phối hợp với cán bộ Tài nguyên và Môi trường, Trạm Y tế rà soát, tham mưu UBND cấp xã phổ biến các nội dung theo quy định liên quan đến mai táng, hỏa táng để đảm bảo phù hợp với phong tục, tập quán theo từng dân tộc và theo tôn giáo và đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh, môi trường trong quá trình thực hiện mai táng, hỏa táng.
Trường hợp phát hiện những hoạt động trong mai táng, hỏa táng có nguy cơ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe UBND các xã, phường, thị trấn triển khai các giải pháp tuyên truyền, vận động thay đổi hủ tục lạc hậu, thói quen xấu… và báo cáo các đơn vị liên quan biết, phối hợp tháo gỡ, chỉ đạo thực hiện.
Bài viết liên quan
- Quy định vệ sinh trong mai táng, hỏa táng người chế do dịch bệnh nguy hiểm Ngày 26 tháng 11 năm 2021, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 21/2021/TT-BYT quy định về vệ sinh trong mai táng,...
- Nghệ An: “Loay hoay” chuyện lò hỏa táng Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước, dân số cũng rất đông với hơn 3,3 triệu người. Thế nhưng, trên địa...
- Bài cúng phóng sinh Lời Dẫn “Cứu thả các sinh mạng được tiêu trừ bệnh tật, thoát khỏi các tai nạn”. – Đây là lời dạy trong kinh Dược...
- Cơ sở hỏa táng sử dụng công nghệ hỏa táng TABO Công nghệ hỏa táng TABO – Phúc Lạc Viên Thanh Hóa sử dụng công nghệ lò hỏa táng TABO Thụy Điển nên thời gian hỏa...
- Ý nghĩa của việc cúng 49 ngày cho người đã mất Lễ cúng 49 ngày (Hán-Việt: Chung thất) là một dạng tín ngưỡng, đồng thời nó cũng là buổi lễ cúng giỗ vô cùng quan trọng...
- Những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương mà ai cũng cần nhớ Phong tục bốc bát hương trong thờ cúng tôn giáo của người Việt Nam là một nghi lễ quan trọng, thể hiện sự tôn kính...