Sở Y tế hướng dẫn hoạt động mai táng, hỏa táng trên địa bàn tỉnh Kontum
Để thực hiện việc mai táng, hỏa táng đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn phòng, chống dịch theo quy định và phù hợp phong tục, tập quán, tín ngưỡng, điều kiện ở địa phương, ngày 29/4/2022, Sở Y tế vừa ban hành Công văn số 1989/SYT-NVYD hướng dẫn hoạt động mai táng, hỏa táng trên địa bàn tỉnh.
Về nguyên tắc, việc mai táng, hỏa táng của người dân trên địa bàn tỉnh thực hiện đúng các quy định về vệ sinh trong mai táng, hỏa táng quy định tại Thông tư số 21/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ Y tế, cụ thể:
Đối với người chết không do dịch bệnh nguy hiểm, thực hiện vệ sinh trong mai táng, hỏa táng đảm bảo theo quy định tại Chương 2 Thông tư số 21/2021/TT-BYT.
Đối với người chết do dịch bệnh nguy hiểm (bao gồm trường hợp tử vong do COVID-19): Thân nhân người chết hoặc người phát hiện ra thi thể người chết do dịch bệnh nguy hiểm thông báo ngay cho UBND cấp xã nơi thi thể được phát hiện; Người tham gia xử lý thi thể được tập huấn/hướng dẫn về các biện pháp phòng chống dịch, xử lý thi thể. Khi tham gia xử lý thi thể mang đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân (trang phục phòng hộ, kính che mắt, găng tay cao su, khẩu trang y tế, giầy hoặc ủng); thực hiện xử lý thi thể, khâm liệm, quàn thi thể, vận chuyển quan tài chứa thi thể, tổ chức tang lễ, mai táng, hỏa táng, hoạt động cải táng phải đảm bảo về vệ sinh theo quy định tại Chương 3.
Về việc mai táng, hỏa táng đối với đồng bào dân tộc thiểu số, người theo tôn giáo tại khuôn viên nhà thờ, nhà chùa, thánh thất tôn giáo và các cơ sở tôn giáo khác: Cán bộ phụ trách Văn hóa – Xã hội phối hợp với cán bộ Tài nguyên và Môi trường, Trạm Y tế rà soát, tham mưu UBND cấp xã phổ biến các nội dung theo quy định liên quan đến mai táng, hỏa táng để đảm bảo phù hợp với phong tục, tập quán theo từng dân tộc và theo tôn giáo và đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh, môi trường trong quá trình thực hiện mai táng, hỏa táng.
Trường hợp phát hiện những hoạt động trong mai táng, hỏa táng có nguy cơ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe UBND các xã, phường, thị trấn triển khai các giải pháp tuyên truyền, vận động thay đổi hủ tục lạc hậu, thói quen xấu… và báo cáo các đơn vị liên quan biết, phối hợp tháo gỡ, chỉ đạo thực hiện.
Bài viết liên quan
- Cúng 49 ngày cho người đã khuất và những điều cần biết Đã từ rất lâu, người Việt Nam luôn thực hiện tục lệ cúng tế người đã khuất sau khi họ qua đời được 49 ngày....
- Các tập tục mai táng khác thường ở Tây Tạng Tục lệ mai táng người chết ở Tây Tạng rất đa dạng với những cách lý giải đặc biệt về linh hồn và sự sống,...
- Nên hỏa táng hay địa táng khi có người thân mất? Hiện nhu cầu hỏa táng, gửi tro cốt vào chùa của người dân ngày càng tăng cao. Khi có người thân mất, nhiều người dân...
- Dịch vụ gửi tro cốt tại hệ thống Phúc Lạc Viên Phúc Lạc Viên – Đài hóa thân hoàn vũ không đơn thuần chỉ là lò hỏa táng người chết mà là một không gian văn...
- Chào mừng ngày gia đình Việt Nam 28/6/2021 Ngày Gia đình Việt Nam là một sự kiện văn hóa lớn nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của mỗi gia...
- Hướng dẫn hoạt động mai táng, hỏa táng THÔNG TƯ Hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hoả táng Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ...