Hỏa táng giúp người chết sớm siêu thoát
Người Việt tin vào Phật nhưng lại e ngại hỏa táng vì quá quen với việc chôn cất. Theo triết lý nhà Phật, con người xuất thân từ cát bụi, khi chết sẽ trở về cát bụi, cho nên hỏa táng giúp người chết sớm siêu thoát.
Người Việt tin vào Phật nhưng lại e ngại hỏa táng vì quá quen với việc chôn cất. Theo triết lý nhà Phật, con người xuất thân từ cát bụi, khi chết sẽ trở về cát bụi, cho nên hỏa táng giúp người chết sớm siêu thoát.
Có nên hỏa táng hay không?
Hỏa táng đến nay không còn là một hình thức an táng xa lạ đối với người dân TP.HCM, bởi đã có hơn 60% dân thành phố chọn hình thức hỏa thiêu để tiễn biệt người quá cố. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến e ngại hình thức an táng này.
Trên một diễn đàn xã hội, chủ đề “có nên hỏa táng hay không?” được rất nhiều người quan tâm, bàn luận. Trong gần 100 ý kiến phản hồi thì hơn 90% ủng hộ hình thức hỏa táng.
Nickname Su-Su cho rằng: “Bên nước ngoài người ta hỏa táng hoài mà vẫn làm ăn tốt lành. Sau này đất chật người đông, hỏa táng là tốt nhất. Hỏa táng xong gửi vào chùa, tới ngày giỗ lễ lên thắp nhang cúng bái. Quan trọng là trong tâm vẫn còn nhớ tới người đã khuất”.
Một bạn trẻ khác phân tích: “Thời này mà địa táng thì rất tốn kém, mua miếng đất hết mấy chục triệu, rồi thuê thợ xây… Xây xong hàng năm phải ra quét dọn, chăm nom. Con cháu đi xa làm ăn cũng không yên tâm!”.
Đám tang văn minh được khuyến khích
Ngay từ những năm cuối thế kỷ 20, việc tang ma ở nước ta đã bắt đầu biến tướng rườm rà, phức tạp; tổ chức rình rang, phô trương; lăng mộ thì xây dựng bề thế, tốn kém… Những năm gần đây, tang ma biến tướng càng quái dị hơn với những hình thức như tổ chức ăn nhậu hát hò tại đám tang, thuê vũ công chuyển giới về múa sexy…
Những biến tướng này đã được Bộ Chính trị cảnh báo và yêu cầu chấn chỉnh từ năm 1998. Đến năm 2003, Chính phủ chính thức ban hành công văn số 1328/CP-VX đề nghị công dân thực hiện việc tang ma văn minh, tổ chức trang trọng nhưng không phô trương hình thức, lãng phí… Chính phủ cũng yêu cầu các ban ngành liên quan vận động, giáo dục và khuyến khích nhân dân áp dụng các hình thức hỏa táng, điện táng, tiến tới bãi bỏ hình thức địa táng.
Đến cuối năm 2013, Chính phủ tiến thêm một bước, ban hành quyết định số 2282/QĐ-TTg phê duyệt Đề án khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng. Theo đó, Chính phủ xác định hình thức hỏa táng là văn minh, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa và yêu cầu vận động toàn dân thực hiện. Đề án cũng nêu rõ quan điểm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các cơ sở hỏa táng để đáp ứng nhu cầu xã hội. Đến nay, đề án đã được chính quyền các tỉnh thành triển khai mạnh mẽ, nhất là ở TP.HCM.
Tại TP.HCM, hỏa táng đã trở thành hình thức an táng quen thuộc, được nhiều người lựa chọn. Nhiều doanh nghiệp tại thành phố cũng đầu tư mạnh vào việc xây dựng các cơ sở hỏa táng hiện đại. Chẳng hạn như Công ty Cổ phần Đầu tư Long Cơ đã đầu tư hơn 300 tỉ đồng để xây dựng Công viên Hỏa táng Tháp Long Thọ quy mô đến gần 6 hecta tại xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi được trang bị 4/10 lò hỏa táng hiện đại và nhiều tiện ích đi kèm.
Bài viết liên quan
- Phật giáo: Hỏa táng là việc rất tự nhiên như hơi thở Phật giáo cho rằng, mỗi con người đều có 2 phần là thân xác và linh hồn. Hồn là phần quan trọng, xác chỉ là...
- Thân xác hoại diệt, quan niệm về hỏa táng trong Phật giáo Theo Hòa thượng Thích Giác Quang, việc hỏa thiêu thi thể người đã khuất không ảnh hưởng gì đến gia đình, con cháu hiện tại...
- NHỮNG TỤC LỆ CẦN GIỮ KHI QUANG XÁC VÀ HIỆN TƯỢNG QUỶ NHẬP TRÀNG Những tục lệ cần giữ khi quang xác và hiện tượng quỷ nhập tràng Những Tục Lệ Cần Giữ Khi Quàng Xác? -Tại sao có...
- Nghệ An: Đối thoại với người dân liên quan dự án công viên sinh thái vĩnh hằng Sáng 15/10, tại Trụ sở UBND xã Hưng Tây, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức hội nghị đối thoại, trả lời những kiến nghị của...
- Phong tục đi lễ chùa đầu năm của người Việt Nam Phong tục đi chùa đầu năm – một hoạt động gắn liền với đạo Phật đã trở thành nét đẹp văn hóa được duy trì...
- Lễ cúng ông Công ông Táo ở 3 miền Bắc, Trung, Nam có gì khác? Lễ cúng ông Công ông Táo là một phong tục truyền thống của người Việt Nam vào ngày 23 tháng Chạp mỗi năm. Tuy người...