Hướng dẫn về tang phục (đồ tang)
Tang Phục biểu hiện trình độ văn hóa – văn minh của các dân tộc trên thế giới.
Ở châu âu, những người chịu tang thường dung Tang Phục màu đen.
ở Việt Nam ta thì Tang Phục màu trắng đã trở thành phong tục từ xưa cho đến nay. Theo nghi thức tang lễ truyền thống thì con trai, con gái, con dâu dùng khăn trắng, thát bỏ múi ra đàng sau (để phân biệt với hàng cháu chắt). Con rể và các cháu trong họ cũng dùng khán trắng nhưng không thắt kiểu bỏ múi như trên mà gấp vảo.
Người Việt Nam chúng ta cũng có tập tục dùng khăn vàng – đỏ – xanh tùy theo người để tang là cháu chắt, chút, chít, cháu nội, cháu ngoại, v.v…
Có Những Loại Tang Phục (Đồ Tang) Nào?
Theo “Thọ Mai Gia Lễ” thì Tang Phục được chia thảnh 5 hạng Tang Phục nhu sau:
1. Quần áo sổ gấu là để tang cha mẹ, áo xô, khăn xô 3 năm.
Vợ để tang chồng cũng là như vậy, nhưng cha mẹ chồng còn sống thì không được sổ gấu mà vẫn để tang 3 năm. Con cái để tang mẹ mà cha vẫn còn sống thì cũng không được sổ gấu.
2. Cơ phục là để tang 1 năm
3. Cửu công là để tang 9 tháng
4. Tiểu công là để tang 5 tháng
5. Ty ma là để tang 3 tháng.
Tang Phục (Đồ Tang) Và Thời Gian Chịu Tang Chi Tiết
Theo phong tục truyền thống của Việt Nam và theo “Thọ Mai Gia Lễ” thì được chia thành rất nhiều loại Tang Phục để Chịu Tang theo vài vế lớn nhỏ trong gia đình. Hiện nay, do xã hội càng này càng phát triển và thay đổi, nên một số Cách Chịu Tang đã được lược bỏ, và hiện nay các đại gia đình có “Ngũ Đại Đồng Đường” hầu như rất hiếm.
Vậy nên, trong bài chia sẻ náy, Dịch Vụ Tang Lễ Đức Thịnh chỉ chia sẻ nhũng Cách Chịu Tang Và Thời Gian Chịu Tang vẫn còn đang duy trì và được áp dụng hầu hết trong các gia đình “Tứ Đại Đồng Đường” trở xuống như sau:
Đẻ Tang Cha Mẹ
1. Tang cha sinh ra mình thì khăn áo xô sổ gấu để tang 3 năm, gậy. tre.
Mẹ sinh ra mình thì vén gấu để tang 3 năm, gậy gỗ vông.
Nếu cha đã mất trước rồi, thì tang mẹ cũng được mặc áo sổ gấu.
2. Cha dượng: ở chung thì để tang 1 năm, nếu trước ở chung rồi sau không ở thì để tang 3 tháng, nếu không ở chung thì không tang.
3. Nhũ mẫu: là vú nuôi cho bú mớm thi tang 3 tháng.
4. Mẹ kế: thì vén gấu, hay sổ gấu để tang 3 năm, nếu mẹ kế phải chia rẽ thì không để tang.
5. Anh chị em ruột của cha: để tang 1 năm. Nếu cô đã lấy chồng thì để tang 9 tháng.
6. Anh chị em họ của cha: để tang 5 tháng. Nếu cô họ đã lấy chồng thì để tang 3 tháng.
Đẽ Tang Cùng Vai vế
1. Anh chị ruột: để tang 1 năm.
2. Chị dâu: để tang 9 tháng.
3. Anh chị họ: để tang 5 tháng.
4. Chị dâu họ: để tang 3 tháng.
5. Anh chị cùng cha khác mẹ: để tang 5 tháng, vợ anh thì không tang.
Tang Họ Ngoại (Họ Nhà Mẹ)
1. Tang ông bà sinh ra mẹ: để tang 5 tháng.
2. Anh chị của mẹ: để tháng 5 tháng.
Dân gian có câu: “Chồng cô – vợ cậu – chồng dì” không để tang.
3. Anh chị con ruột của cô hoặc cậu hoặc dì ruột: để tang 3 tháng.
Vợ Để Tang Họ Nhà Chồng
1. Ồng bà của chồng: để tang 9 tháng.
2. Anh chị ruột của ông chồng: để tang 3 tháng, nếu bà cô đã láy chồng thì thôi.
3. Ông bà sinh ra mẹ chồng: để tang 3 tháng.
4. Ồng bà sinh ra chồng: áo quần sổ gấu 3 năm, dù chồng có là con nuôi vẫn phải để tang theo chồng.
5. Anh chị em ruột của cha chồng: để tang 5 tháng.
6. Vợ để tang chồng: 3 năm, áo quần sổ gấu.
7. Anh chị ruột của chồng: để tang 1 năm.
8. Vợ và chồng cùa anh chị ruột bên chồng: để tang 5 tháng.
9. Anh chị họ của chồng: để tang 3 tháng.
10. Vợ và chồng của anh chị họ bên chồng: cũng để tang 3 tháng.
11. Vợ khác của cha chồng: để tang 1 năm.
12. Cậu và dì của chồng: để tang 3 tháng.
(Trên đây là để tang họ chồng, nếu ai bị chồng bỏ thi ơn nghĩa ấy cắt đứt, không phải để tang)
Chồng Để Tang Họ Nhà Vợ
Chồng để tang cha mẹ vợ lả 1 năm, các trường hợp còn lại không phải để tang. Vợ chết lấy vợ khác cũng vậy.
Con Gái Xuất Giá Để Tang Họ Mình
1. Ông bà: để tang theo anh em trai thế nào thì mình cũng thế.
2. Anh chị em ruột của ông: để tang 3 tháng. Nếu bà cô đã lấy chồng thì không tang
3. Cha mẹ sinh ra mình: áo vén gấu, để tang 1 năm
4. Anh chị em ruột vói cha: để tang 9 tháng.
5. Vợ hoặ chồng của anh chị em ruột với cha: cũng để tang 9 tháng.
6. Anh chị em họ của cha: để tang 3 tháng.
7. Anh chị ruột: để tang 9 tháng.
8. Chị dâu: để tang 5 tháng.
9. Anh chị họ: để tang 5 tháng. Chị họ đã xuất giá để tang 3 tháng.
Con gái xuất giá đang để tang cha mẹ được 1 năm mà chồng bỏ thì phải để tang cha mẹ 3 năm.
Trường Phục có 3 loại như sau:
1. Trường Trường: từ 16 – 19 tuồi.
2. Trường Trung: từ 12 – 15 tuổi
3. Hạ Trường: từ 8 – 10 tuổi.
Tất cả đều lấy thứ tự để tang giáng 1 bậc. Như vốn giáng 9 tháng, trưởng trường giáng 7 tháng, trung trường giáng 5 tháng, hạ trường giáng 3 tháng. Các trường hợp khác đều như thế mà suy ra.
Ví dụ: trai đã lấy vợ, gái đã lấy chồng dẫu còn trẻ. Cũng không thể gọi là trường được, như vốn mình phải để tang 1 năm, trưởng trường giáng xuống 9 tháng, trung trường giáng xuống 7 tháng, hạ trường giáng xuống 5 tháng.
Tùy thuộc vào phong tục tập quán riêng của mỗi vùng miền khi áp dụng hình thức Chịu Tang người mất sẽ khác nhau.
Bài viết liên quan
- Hỏa táng rồi rải tro cốt có ảnh hưởng đến sự thịnh suy của gia tộc hay không? Tôi là Phật tử, có ý định sau này mất đi, hỏa táng xong đem tro cốt của tôi rải xuống dòng sông nơi quê...
- Những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương mà ai cũng cần nhớ Phong tục bốc bát hương trong thờ cúng tôn giáo của người Việt Nam là một nghi lễ quan trọng, thể hiện sự tôn kính...
- Văn khấn chuẩn đón ông bà tổ tiên về nhà ăn Tết vào ngày 29 Văn khấn là bước không thể thiếu khi cúng tổ tiên ngày 29 với mong ước ông bà, tổ tiên về nhà ăn Tết cùng...
- Bộ Xây dựng nói gì về đề nghị xây cơ sở hỏa táng để xử lý người chết do dịch bệnh? (NLĐO)- Cử tri đề nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu trình Chính phủ chỉ đạo các địa phương chưa có cơ sở hỏa táng nhanh...
- Trả lời kiến nghị của cử tri thành phố Đà Nẵng về vận động thực hiện văn minh trong việc tang Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận được kiến nghị của cử tri thành phố Đà Nẵng do Văn phòng Chính phủ chuyển...
- Người chết nên thiêu hay chôn Đức Phật và các vị Thánh Tăng ngày xưa đều hỏa táng, bởi hỏa táng rất sạch sẽ và văn minh. Còn địa táng thì...