Lý giải vì sao những người ốm yếu không nên đến đám tang
Rất nhiều người khi ốm yếu kiêng kỵ đến đám ma, đặc biệt là những người bị bệnh nặng như ung thư chẳng hạn, bởi họ sợ sẽ bị nhiễm phải hơi lạnh từ người đã khuất, khiến bệnh ngày càng nặng hơn.\
Điều này hoàn toàn không phải do mê tín dị đoan, mà là hoàn toàn có cơ sở khoa học đấy nhé. Vậy bạn đã biết nguyên nhân vì sao chưa? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
1. Định nghĩa y học về người mất
Theo định nghĩa ngành y học, thì một người được coi là chết thực sự khi xuất hiện tình trạng tim ngừng đập, người đó ngừng thở và chết não. Như vậy, lúc này các hoạt động của cơ thể người đó sẽ lần lượt chết dần và không thể hồi phục lại được. Năng lượng trong cơ thể cũng không còn được sản sinh ra nữa, và thân nhiệt ngày càng giảm về không.
2. Chuyện gì xảy ra khi một người thực sự chết đi?
Khi một người thực sự chết, quá trình oxy hóa sẽ chấm dứt, lúc này cơ thể người đã mất sẽ bắt đầu biến đổi do hiện tượng phân hủy. Quá trình này bao gồm hai giai đoạn xảy ra như sau:
* Biến đổi sớm
Giai đoạn này kéo dài trong khoảng thời gian từ 8 đến 10 giờ sau khi một người chết thực sự. Khi đó, đồng thời với hiện tượng cứng ở bên ngoài của thi thể, thì bên trong ruột lúc này do không có yếu tố bảo vệ nên ký sinh trùng và vi trùng sẽ bắt đầu sinh sôi một cách nhanh chóng, gây ra hiện tượng phân hủy mô và thối rữa, cùng với đó, bụng sẽ chướng dần lên và thi thể bắt đầu bốc mùi.
* Biến đổi muộn
Giai đoạn này bắt đầu sau khi một người thực sự chết được 10 giờ. Lúc đó, các vi trùng lên men sẽ thổi tạo khí, khiến toàn thân phình ra, mặt thi thể bắt đầu biến dạng, nội tạng dần dần rữa nát, dịch thối sẽ chảy ra bên ngoài từ các lỗ tự nhiên,…
3. Vì sao những người ốm yếu không nên đến đám tang?
Thực tế, hiện tượng bị bệnh nặng hơn do vướng phải hơi lạnh ở đám tang là điều rất phổ biến, đặc biệt ở những người mắc bệnh phong thấp, huyết áp cao, ung thư… và điều này là hoàn toàn có thật. Nhưng nguyên nhân thật sự thì không phải ai cũng biết.
Thật ra thì hơi lạnh trong đám tang này chính là dấu hiệu cho thấy môi trường đã bị nhiễm khuẩn do xác chết phân tán. Vì vậy, để đề phòng có thể mắc bệnh khi đến tham dự đám tang, các thầy thuốc sẽ thường khuyên những người có sức đề kháng yếu như trẻ nhỏ, người già, người mắc bệnh mãn tính, phụ nữ có thai, người ốm yếu,… tốt nhất là nên tránh đến đám tang.
Ở một số vùng miền, mọi người còn đặt sẵn ở cửa ra vào một lò than có đốt quả bồ kết hoặc vỏ bưởi để trừ uế khí. Thực chất mục đích của việc làm này chính là sử dụng hơi nóng của than và mùi khói của bồ kết, vỏ bưởi để có thể hỗ trợ sát khuẩn cho môi trường, đồng thời giúp ổn định thân nhiệt của những người đến tham dự đám tang, giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn.
Bài viết liên quan
- Văn khấn chuẩn đón ông bà tổ tiên về nhà ăn Tết vào ngày 29 Văn khấn là bước không thể thiếu khi cúng tổ tiên ngày 29 với mong ước ông bà, tổ tiên về nhà ăn Tết cùng...
- Phóng sinh rằm tháng 7 mùa Vu Lan báo hiếu như thế nào mới là đúng, tránh gây họa Phóng sinh là một nét đẹp tín ngưỡng thể hiện lòng từ bi đã có từ lâu. Việc phóng sinh trong Rằm tháng 7 càng...
- Ngọc xá lợi dưới góc nhìn khoa học Ngọc xá lợi là phần di thể của các vị cao tăng Phật giáo sau hỏa táng. Đó là những hạt kích thước nhỏ, có...
- Hiện tượng tâm linh dưới các góc nhìn Khó có thể định nghĩa tâm linh là gì, song có thể khẳng định chỉ có con người mới có được khái niệm về tâm...
- Sau khi chết ta nên địa táng hay hỏa táng Hỏa táng giúp cho người sống xem nhẹ thân này, và thấy được thân này rất giả tạm, chúng ta không bị chấp mắc vào...
- Phong tục lễ chùa cuối năm Nhiều người Việt thường đi lễ chùa cuối năm với mong muốn tìm sự bình an, gạt bỏ muộn phiền, lo âu của năm cũ...