Quy định xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày 28/5/2020, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 35/2020/QĐ-UBND về Quy định xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Theo đó, nguyên tắc xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng phải phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị hoặc khu dân cư nông thôn và các quy hoạch khác có liên quan, không ảnh hưởng đến môi trường dân cư xung quanh, không ảnh hưởng đến nguồn nước cấp cho sinh hoạt; nghĩa trang và cơ sở hỏa táng phải đặt ở cuối hướng gió so với khu dân cư.
Trường hợp đặc biệt được xem xét chấp thuận chôn cất trong khuôn viên nhà thờ, chùa, thánh thất tôn giáo phải đáp ứng các yêu cầu sau: Không nằm trong khu vực nội thị thành phố, thị xã, thị trấn, khu đông dân cư.Trường hợp nhà thờ, chùa, thánh thất tôn giáo,… không nằm trong khu vực nội thị thành phố, thị xã, thị trấn, khu đông dân cư thì có thể xem xét chấp thuận khi đáp ứng các yêu cầu về xử lý môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 23/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng và các quy định pháp luật hiện hành khác.
Nghĩa trang được đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước phải dành tối thiểu 10% diện tích đất mai táng đã đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang được cấp có thẩm quyền phê duyệt để phục vụ cho các đối tượng chính sách xã hội khi chết trên địa bàn.
Ngoài ra, có 4 đối tượng được hỗ trợ táng, chi phí táng, gồm:
Người không có nhà cửa nơi ở nhất định, sống lang thang không có thân nhân hoặc có thân nhân nhưng hoàn cảnh quá khó khăn không có điều kiện lo việc táng, khi chết ở địa phương nào thì UBND cấp xã địa phương đó có trách nhiệm tổ chức táng.
Người không có thân nhân sống ở địa phương nào thì khi chết chính quyền địa phương đó có trách nhiệm tổ chức táng với chi phí thực hiện được lấy từ tài sản (nếu có) của người chết hoặc từ ngân sách địa phương.
Người nước ngoài sinh sống trên địa bàn tỉnh, người có quê quán ở Thừa Thiên Huế định cư ở nước ngoài có nguyện vọng được táng tại quê hương sau khi chết được UBND cấp xã xem xét, cho phép táng tại các nghĩa trang trên địa bàn.
Đối với các trường hợp chết do thiên tai, dịch bệnh, UBND cấp xã có trách nhiệm hỗ trợ, phối hợp cùng gia đình tổ chức táng cho người chết, bảo đảm yêu cầu về an toàn, vệ sinh phòng dịch, không gây ô nhiễm môi trường theo quy định của Bộ Y tế…
Chi tiết Quyết định số 35/2020/QĐ-UBND về Quy định xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. (Download)
Bài viết liên quan
- Hướng dẫn về tang phục (đồ tang) Tang Phục biểu hiện trình độ văn hóa – văn minh của các dân tộc trên thế giới. Ở châu âu, những người chịu tang thường...
- Ngọc xá lợi dưới góc nhìn khoa học Ngọc xá lợi là phần di thể của các vị cao tăng Phật giáo sau hỏa táng. Đó là những hạt kích thước nhỏ, có...
- Phúc Lạc Viên cung cấp các gói dịch vụ đa dạng Để hành trình của người đã khuất trọn vẹn và chia sẻ phần nào khó khăn, áp lực từ tang sự của mỗi gia đình,...
- HỎA TÁNG VÀ LƯU TRO CỐT NGƯỜI ĐÃ MẤT CẦN LƯU Ý ĐIỀU GÌ? Còn người không có khả năng tiền bạc dồi dào, thì họ mua cái hũ nhỏ bỏ tro cốt vào đó để thờ. Người có...
- NHỮNG TỤC LỆ CẦN GIỮ KHI QUANG XÁC VÀ HIỆN TƯỢNG QUỶ NHẬP TRÀNG Những tục lệ cần giữ khi quang xác và hiện tượng quỷ nhập tràng Những Tục Lệ Cần Giữ Khi Quàng Xác? -Tại sao có...
- Bồ tát Quảng Đức – Ngọn đèn bất tận Hòa thượng Thích Quảng Đức (1897-1963), hay còn được tôn xưng là “Bồ-tát Quảng Đức Vị Pháp Thiêu Thân”. Chính sách kỳ thị tôn giáo...