Thi hài ông Abe được hỏa táng
Sau buổi lễ riêng tư ở chùa Zojoji, di thể ông Abe được đưa tới nhà tang lễ Tokyo để hỏa táng, trước khi chuyển về quê nhà chôn cất.
Thi hài cựu thủ tướng Shinzo Abe được hỏa táng tại Nhà tang lễ Kirigaya ở thủ đô Tokyo chiều nay. Tro cốt của ông sau đó sẽ được đưa về quê nhà ở tỉnh Yamaguchi và chôn cất trong nghĩa trang của gia đình, bên cạnh mộ phần của cha ông, Shintaro Abe.
Tang lễ riêng tư của ông Abe được tổ chức tại chùa Zojoji sáng nay, chỉ với sự tham gia của gia quyến và bạn bè cựu thủ tướng, do phu nhân Akie Abe chủ trì. Sau lễ cầu siêu, chiếc xe chở linh cữu ông rời chùa Zojoji và đi qua các tuyến phố trung tâm thủ đô Tokyo.
Trên đường đi, xe tang đi ngang qua một số tòa nhà quan trọng như Văn phòng Thủ tướng và tòa nhà quốc hội, những nơi gắn bó với sự nghiệp chính trị của ông Abe.
Đông đảo người dân xếp hàng dài trên các con phố bên ngoài chùa, cầm theo hoa để bày tỏ lòng kính trọng với ông Abe. Trên vỉa hè, rất đông người dân tụ tập để từ biệt ông Abe lần cuối.
Một số người dân xếp hàng dọc theo con phố giơ tay lên trời, cúi đầu hoặc chắp tay khi xe tang đi qua, trong khi một người cầm chuỗi tràng hạt và các đồ vật khác để tưởng nhớ.
Bà Akie Abe ngồi ở ghế trước của xe tang chở di hài chồng, cầm theo tấm bài vị. Khi thấy đám đông tưởng nhớ chồng, bà cúi đầu đáp lại.
Khi xe tang đi qua văn phòng thủ tướng ở Tokyo, các thành viên chính phủ Nhật Bản, bao gồm Thủ tướng Fumio Kishida, em trai của ông Abe và cũng là Bộ trưởng Quốc phòng Nobuo Kishi, đứng chắp tay, cúi đầu tiễn biệt.
Cựu thủ tướng Shinzo Abe bị ám sát hôm 8/7 khi đang phát biểu tại thành phố Nara, miền tây Nhật Bản. Nghi phạm Tetsuya Yamagami, 41 tuổi, đã tiếp cận ông từ phía sau và bắn hai phát đạn từ khoảng cách 5 mét. Ông Abe tử vong tại bệnh viện do vết thương quá nặng và mất nhiều máu.
Michael MacArthur Bosack, cố vấn đặc biệt về quan hệ chính phủ tại Hội đồng Nghiên cứu châu Á – Thái Bình Dương Yokosuka, đánh giá vụ ám sát là đòn giáng với Nhật Bản, để lại khoảng trống rất lớn trong tương lai nền chính trị ở nước này.
Bài viết liên quan
- Nghệ An cần sớm có công trình dịch vụ hỏa táng Do Nghệ An chưa có lò hỏa táng, nên lâu nay bà con nhân dân trong tỉnh vẫn phải vào Hà Tĩnh hoặc ngược ra...
- Những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương mà ai cũng cần nhớ Phong tục bốc bát hương trong thờ cúng tôn giáo của người Việt Nam là một nghi lễ quan trọng, thể hiện sự tôn kính...
- Chuẩn hóa’ lưu giữ tro cốt Chuẩn hóa’ lưu giữ tro cốt – Xu hướng hỏa táng ngày càng tăng, các cơ sở tôn giáo có nhận gửi tro cốt đang...
- Phật giáo và vấn đề hỏa táng | Phần 2 Hiện nay trên thế giới người ta đã sử dụng nhiều hình thức mai táng khác nhau. Mỗi hình thức chọn lựa cho mình khi...
- Phong tục đi lễ chùa đầu năm của người Việt Nam Phong tục đi chùa đầu năm – một hoạt động gắn liền với đạo Phật đã trở thành nét đẹp văn hóa được duy trì...
- Phong tục lễ chùa cuối năm Nhiều người Việt thường đi lễ chùa cuối năm với mong muốn tìm sự bình an, gạt bỏ muộn phiền, lo âu của năm cũ...