Bài văn khấn cúng gia tiên, thần linh ngày Tết Dương lịch
Nếu như Tết Nguyên đán được thực hiện với những bài văn khấn cúng được trau chuốt thì Tết Dương lịch cũng không nên quên các lễ cúng mừng năm mới trên ban thờ gia tiên, thần linh trong nhà.
Để đón Tết Dương lịch với nhiều may mắn, gia chủ cần sửa soạn mâm cỗ cúng đơn giản đặt lên ban thờ gia tiên để cầu chúc cho một năm mới nhiều điều suôn sẻ.
Cỗ mặn hay cỗ chay cũng đều cần được chuẩn bị cẩn thận tinh tươm, mâm cơm với những món ăn được chế biến tinh khiết và đầy đặn, thể hiện được sự trang nghiêm. Khi đã sửa biện mâm cúng gọn gàng tươm tất trên bàn thờ, gia chủ cũng cần thay quần áo chỉn chu sạch sẽ trước khi khấn cúng.
Ngoài mâm cơm cúng thì cần bày thêm mâm ngũ quả, rót đầy 3 chén nước hoặc rượu bày lên trước ban thờ. Hoa tươi cắm hai bên ban thờ mỗi bên 1 lọ với số bông lẻ, có thể chọn hoa cúc vàng hoặc hoa hồng hay hoa ly tùy ý.
Trước khi cúng, cần thắp 3 nén nhang, vái lạy 3 lần rồi mới đọc văn cúng. Đọc xong văn cúng đợi cho nhang cháy hết gia đình mới có thể xin hạ mâm để hưởng lộc. Lưu ý khi bày biện cần có đủ bộ bát, đũa như một mâm cơm gia đình, nếu có bia lon hoặc rượu cũng bày đầy đủ trong mâm cúng.
Bài văn khấn thần linh trong nhà ngày mùng 1 Tết Dương lịch
Con Nam Mô A Di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)
Con kính lạy chín phương Trời, lạy Chư Phật mười phương.
Lạy Đức Đương lai hạ sinh ra Di Lặc Tôn Phật.
Con kính lạy Đức Phật, Hoàng thiên Hậu Thổ.
Con lạy các Chư vị Tôn thần.
Kính cẩn báo rằng, tín chủ chúng con là:……….
Nay ngụ tại:……….
Hôm nay là ngày (đọc ngày tháng năm âm lịch), tức ngày mùng 1 tháng giêng năm 2019 theo dương lịch. Mừng năm mới sang, chúng con sửa biện hương hoa, bày mâm cỗ nhỏ dâng lên trước án cúng các Ngài. Với lòng thành chúng con cúi xin đức Tôn thần giáng lâm để thụ hưởng lễ vật.
Cúi xin Ngài phù hộ cho gia chủ chúng con sức khỏe dồi dào, tấn tài tấn lộc, gặp mọi điều may mắn. Năm mới sang cầu cho gia chủ chúng con vạn điều như ý, tai qua nạn khỏi, điều dữ hóa lành, bình an thỏa nguyện. Chúng con thành tâm cầu xin, mong các Ngài chứng giám!
Con Nam mô A Di Đà Phật (lặp lại 3 lần)
Sau đó cúi lạy 3 lần
Bài khấn cúng chỉ cần ngắn gọn, rành mạch và đọc bởi tấm lòng thành
Bài văn khấn cúng tổ tiên ngày mùng 1 Tết Dương lịch
Con Nam mô A Di Đà Phật (lặp lại 3 lần)
Con kính lạy chín phương Trời, lạy Chư Phật mười phương.
Lạy Đức Đương lai hạ sinh ra Di Lặc Tôn Phật.
Con kính lạy Đức Phật, Hoàng thiên Hậu Thổ.
Con lạy các Chư vị Tôn thần
Kính cẩn báo rằng, tín chủ của chúng con là:……….
Nay đang ngụ tại:……….
Hôm nay là ngày (đọc ngày tháng năm âm lịch), tức ngày mùng 1 tháng giêng năm 2019 theo dương lịch. Nhân ngày đầu năm mới, tín chủ chúng con cùng toàn thể gia đình, con cháu trong nhà sửa biện lễ vật, bày hương hoa trà nước, thắp nén hương với lòng thành kính xin dâng lên trước án.
Tín chủ chúng con có lời mời các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, các cụ Cao Tằng Tổ Tỷ, các Bá Thúc, các Đệ huynh cùng toàn thể cô dì, tỷ muội, các vị nam nữ tử tôn các bên nội ngoại giáng lâm thụ hưởng lễ vật.
Với lễ bạc lòng thành nay chúng con cầu xin các cụ thương con xót cháu mà phụ hộ độ trì cho gia đình chúng con một năm mới dồi dào sức khỏe, mọi điều hanh thông, sự nghiệp phát triển. Con cầu xin cho mọi tháng bình an, điều lành ở lại điều dữ qua đi, vạn sự đều tốt lành.
Chúng con bằng tấm lòng thành cúi xin chứng giám!
Con Nam mô A Di Đà Phật (lặp lại 3 lần)
Cuối cùng khi đọc xong vái lạy 3 lần.
Bài văn khấn cúng ngày Tết Dương lịch khá đơn giản, không cần quá cầu kỳ câu chữ
Mâm cúng thần linh, gia tiên tiền tổ ngày Tết Dương lịch không cần quá cầu kỳ, nếu là mâm cỗ mặn thì cần một con gà nhỏ hoặc một miếng chân giò heo luộc, cùng với các món xào, cơm đong đầy bát như mâm cơm gia đình là được.
Bài viết liên quan
- Hiện tượng tâm linh dưới các góc nhìn Khó có thể định nghĩa tâm linh là gì, song có thể khẳng định chỉ có con người mới có được khái niệm về tâm...
- Đám tang khu vực Nam Bộ: không khí tang lễ và các điều cần chú ý Đám tang là một sự kiện buồn đối với gia đình. Nó không chỉ liên quan đến việc mất đi người thân, bạn bè. Đám...
- NHỮNG TỤC LỆ CẦN GIỮ KHI QUANG XÁC VÀ HIỆN TƯỢNG QUỶ NHẬP TRÀNG Những tục lệ cần giữ khi quang xác và hiện tượng quỷ nhập tràng Những Tục Lệ Cần Giữ Khi Quàng Xác? -Tại sao có...
- Cúng Rằm tháng 7 vào ngày nào, giờ nào thì tốt? Cúng Rằm tháng 7 vào ngày nào, giờ nào thì tốt? Rằm tháng 7 là ngày lễ quan trọng của người Việt. Đây là ngày...
- Mâm cúng Thanh minh 2022 tại nhà gồm những gì? Vào dịp Tết Thanh minh, người Việt Nam thường sắp xếp thời gian để dọn dẹp phần mộ của người đã khuất, hay còn gọi...
- Phong tục lễ chùa cuối năm Nhiều người Việt thường đi lễ chùa cuối năm với mong muốn tìm sự bình an, gạt bỏ muộn phiền, lo âu của năm cũ...