Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 năm 2021 đầy đủ, dễ nhớ
Rằm tháng 7 là một trong hai ngày Rằm lớn trong năm của người Việt với ý nghĩa xá tội vong nhân và báo hiếu công ơn sinh thành. Xem ngay cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 sao cho đầy đủ trong bài viết sau đây của chuyên mục Mẹo vào bếp nhé!
1. Cúng Rằm tháng 7 vào ngày nào?
Rằm tháng 7 âm lịch năm 2021 là ngày Chủ nhật, 22/08/2021 dương lịch.
Ngày Rằm là ngày 15 âm lịch hàng tháng và cúng Rằm thông thường cũng sẽ diễn ra đúng vào ngày đó.
Tuy nhiên, cúng Rằm tháng 7 không nhất thiết phải đúng vào ngày 15/7 âm lịch mà có thể vào bất kỳ ngày nào trong tháng 7 âm lịch miễn là trước ngày 15/7.
Theo dân gian, người ta thường cúng Rằm tháng 7 trong các ngày từ 2 – 14/7 âm lịch. Không nhất thiết phải chọn ngày đẹp, chỉ cần ngày cúng có thời gian và khi cúng phải thành tâm là được.
Việc cúng như vậy là do quan niệm từ ngày 2 – 14/7 âm lịch, Diêm vương sẽ cho mở cửa Quỷ Môn Quan để các vong hồn được về với dương giới, thọ hưởng những đồ vật mà người dân cúng tế.
Do đó, mọi người thường sẽ chuẩn bị các mâm cỗ để cúng và mời linh hồn người thân đã khuất về để dùng cơm. Đồng thời đây cũng là dịp để cúng thực, bố thí cho các linh hồn vất vưởng, không nơi nương tựa.
2. Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng 7
Mâm cổ cúng Rằm tháng 7 thường bao gồm các món như: gà luộc, xôi đỗ xanh, giò lụa, nem, canh miến mọc,… và thường bao gồm 3 lễ sau: cúng Phật, cúng trong nhà và cúng ngoài trời.
Cúng bàn Phật
Bàn Phật là bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, thường thờ ở mỗi nhà. Rằm tháng 7 là một ngày lễ lớn đối với những người theo đạo Phật, cũng là ngày lễ Vu Lan, xuất phát từ tích đức Mục Kiền Liên xả thân cứu mẹ.
Đối với cúng bàn Phật thì bạn chỉ cần chuẩn bị một mâm cơm chay hoặc một mâm ngũ quả đơn giản để cúng Phật, và thường nên cúng vào ban ngày. Sau khi cúng, mâm cúng Phật thường sẽ được gia đình thụ lộc ngay tại nhà.
Cách cúng bàn Phật rằm tháng 7
Cúng trong nhà
Cúng trong nhà hay còn gọi là cúng thần linh và gia tiên, thường sẽ gồm mâm cúng mặn. Nên chuẩn bị mâm cúng tươm tất, các món ăn đa dạng cùng những thực phẩm bổ dưỡng, tươi sạch, thể hiện cho lòng thành kính, biết ơn tổ tiên.
Mâm cúng mặn thường gồm các món như xôi, gà luộc, canh, cơm, cá kho, món xào, món nộm,.. Kèm theo là trái cây, hoa cúng, nước, rượu, nhang, nến, vàng mã và cả những vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy tượng trưng như quần áo, giày dép,…
Bài viết liên quan
- Sợi dây kết nối tâm linh giữa người chết và người sống Chết có phải là hết ? Con người khi chết đi linh hồn sẽ tồn tại ra sao ? Người sống cần làm gì để...
- Phật giáo và vấn đề hoả táng Hiện nay trên thế giới người ta đã sử dụng nhiều hình thức mai táng khác nhau. Mỗi hình thức chọn lựa cho mình khi...
- Hỏa táng nguyên xương Tục Cải Táng bắt nguồn từ thời xa xưa, phổ biến ở miền Bắc. Đó là khi gia đình có người thân bị mất đột...
- Lý giải vì sao những người ốm yếu không nên đến đám tang Rất nhiều người khi ốm yếu kiêng kỵ đến đám ma, đặc biệt là những người bị bệnh nặng như ung thư chẳng hạn, bởi...
- NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỊ VÀ 15 ĐIỀU CẤM KỊ CẦN BIẾT Những điều kiêng kị và 15 điều cấm kị cần biết Những điều kiêng kỵ: 1. Kiêng kỵ với người chết vì nạn sông nước...
- Cúng 49 ngày cho người đã khuất và những điều cần biết Đã từ rất lâu, người Việt Nam luôn thực hiện tục lệ cúng tế người đã khuất sau khi họ qua đời được 49 ngày....