Công nghệ thủy táng là gì và có ý nghĩa như thế nào?

Thủy táng là một trong những hình thức mai táng hiện đại nhất hiện nay. Tuy nhiên, vẫn không ít người còn khá xa lạ với công nghệ thủy táng và chưa thực sự hiểu rõ khái niệm này. Trong bài viết ngày hôm nay, Tháp Long Thọ sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về hình thức thủy táng. Từ đó giúp cho bạn có thêm nhiều sự lựa chọn hơn khi mai táng cho người thân trong gia đình.

Thủy táng là gì và có nguồn gốc từ đâu?
Thủy táng hay còn được gọi là ngư táng, đây là hình thức an táng người mất bằng cách thả linh cữu xuống biển. Tại một số nơi tiến bộ, thủy táng còn được kết hợp với hình thức hỏa táng sau đó rải tro cốt của người mất xuống sông, biển. Đây là cách thức mai táng không tốn diện tích đất, không xả khí thải ra môi trường.

Tại Việt Nam, thủy táng có nguồn gốc từ cộng đồng dân tộc Chăm. Khi có người mất đi, gia quyến sẽ tiến hành làm lễ an táng, tụng kinh siêu độ và thả trôi linh cữu người mất trên sông, suối. Đối với người Chăm, nước tượng trưng cho sự bất tử, là đại diện của sự hạnh phú và no ấm mà thần linh ban cho. Chính vì vậy, họ sẽ dùng thủy táng để mai táng cho người mất, thi hài của người mất từ đó sẽ hòa vào làn nước mát và về với đất mẹ.
Còn trên thế giới, Ấn Độ chính là nơi phổ biến mai táng thủy táng nhất. Tùy theo điều kiện gia đình thì họ sẽ chọn lựa thả trôi thi thể người mất trên một chiếc bè hoặc hỏa táng người mất thành tro rồi rải trên thánh địa sông Hằng. Đây là dòng sông linh thiêng và có ý nghĩa tâm linh cực lớn đối với người dân của đất nước này.

Ý nghĩa và quy trình thủy táng
Theo quan điểm của một số dân tộc trên thế giới, đất mẹ là nguồn gốc sinh ra tạo vật và cả con người. Chính vì thế mà sau khi mất đi, người ta sẽ thực hiện thủy táng để đưa vong linh người mất trở về với thiên nhiên. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc mang đến sự hạnh phúc và đưa người mất vào cõi vĩnh hằng. Đồng thời, thủy táng là hình thức an toàn và thân thiện với môi trường, không gây ra khí độc và chiếm diện tích đất.

Trước khi thực hiện, thi thể người mất sẽ được tắm ba lần:

Lần đầu sẽ được tắm sạch sẽ với sữa tắm hoặc xà phòng.
Lần 2 sẽ tắm lại bằng nước sạch.
Lần 3 sẽ được tắm cùng tinh dầu hoặc nước thơm.
Sau đó, thi hài người mất sẽ được quấn trong lớp vải trắng rồi đặt vào bên trong quan tài cùng một số vật nặng khác. Điều này nhằm mục đích sau khi thả quan tài xuống sống sẽ đủ sức nặng để chìm xuống. Khi thả quan tài xuống sông, người nhà và bạn bè sẽ đọc kinh Koran, cầu nguyện cho linh hồn người mất được hòa vào dòng nước, quay về với cội nguồn.

Công nghệ thủy táng đang dần phát triển trên thế giới
Hiện nay, tại các nước phát triển trên thế giới đã bắt đầu phổ biến thủy táng với sự giúp sức của công nghệ. Công nghệ thủy táng hoạt động với nguyên lý sử dụng nước áp suất cao và chất kiềm để phân hủy xác chỉ còn lại tro cốt trong vòng 90 phút. Chất kiềm trong áp suất sẽ không gây ảnh hưởng đến sự biến đổi của xương cốt về sau này. Chính vì thế mà đây là một phương pháp mai táng được kỳ vọng sẽ ngày càng phát triển hơn trong tương lai.

Ngoài ra, công nghệ thủy táng sẽ đảm bảo nguồn nước trong sạch hơn và không bị ô nhiễm như hình thức thả trôi sông. Thủy táng cũng tiết kiệm thời gian hơn so với hình thức hỏa táng. Tại Việt Nam hiện nay cũng có rất nhiều cơ sở thực hiện dịch vụ này để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bạn có thể lựa chọn hình thức này để mai táng cho người thân trong gia đình.

 

Bài viết liên quan

Liên hệ