Lễ cúng ông Công ông Táo ở 3 miền Bắc, Trung, Nam có gì khác?
Lễ cúng ông Công ông Táo là một phong tục truyền thống của người Việt Nam vào ngày 23 tháng Chạp mỗi năm. Tuy người miền nào cũng làm lễ nhưng sẽ có đôi chút khác biệt theo tín ngưỡng của từng miền Bắc, Trung, Nam.
Cứ gần đến 23 tháng Chạp hằng năm là các gia đình đã rộn ràng sắm sửa để làm lễ tiễn ông Công ông Táo về trời bẩm báo với Ngọc Hoàng về những việc tốt lẫn việc xấu trong năm cũ.
Ngoài những nghi lễ truyền thống như phải có mâm cỗ tươm tất, thịnh soạn, cúng vào khoảng thời gian từ ngày 20 đến ngày 23 tháng Chạp, bàn thờ được lau dọn sạch sẽ, khi hành lễ ăn mặc chỉnh chu, gọn gàng.
Thì cũng có những phong tục khác nhau giữa các vùng miền.
1. Lễ cúng, thời gian cúng ông Công ông Táo ở miền Bắc
Người miền Bắc quan niệm sau 12h00 trưa ngày 23 tháng Chạp ông Công ông Táo sẽ về chầu trời và không còn ở dương gian nên họ thường làm lễ cúng từ rất sớm.
Các gia đình thường sẽ làm lễ cúng vào khoảng ngày 20 tháng Chạp cho đến muộn nhất là trước 12h00 của ngày 23.
Một điều khác biệt rõ ràng nhất so với hai miền Nam và Trung là trong mâm lễ của người miền Bắc ngoài các món truyền thống như xôi, gà, chả, nem rán, giò thủ,..sẽ có thêm cá chép giấy (đốt sau khi làm lễ) hoặc sống (mang thả phóng sinh).
Tùy từng truyền thống của mỗi nhà mà sẽ cúng 1 hoặc 3 con cá chép vàng và một bộ áo mũ các Táo.
Lễ cúng ông Công ông Táo của miền Bắc
Mọi người mong rằng các Táo sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng những điều tốt đẹp về gia chủ nên thường trên mâm lễ sẽ có thêm món xôi chè, thường được nấu bằng nếp cái, xôi vò và gọi là chè bà cốt.
Người miền ngoài còn quan niệm rằng đây là thời gian bàn giao của Hành thiên và ông Táo nên sau khi cúng ông Công ông Táo xong sẽ thực hiện việc bao sái, rút và tỉa chân nhang, vệ sinh bát hương cũng như không gian thờ cúng.
2. Lễ cúng, thời gian cúng ông Công ông Táo ở miền Nam
Miền trong sẽ đơn giản nhất và có sự khác biệt một chút so với phong tục cúng ở các miền khác. Hầu hết người miền Nam đều sẽ cúng ông Táo vào hai ngày, ngày đầu tiên là ngày 23 tháng Chạp để tiễn ông Táo về trời.
Theo tín ngưỡng thì người miền Nam cho rằng ông Táo sẽ bẩm bảo từ ngày 23 đến ngày 30 tháng Chạp vì vậy mà họ sẽ cúng thêm lễ đón ông Táo về nhà vào ngày 7 tháng Giêng hằng năm.
Lễ cúng ông Công ông Táo ở miền Nam
Người miền Nam cũng cho rằng nên cúng vào cuối ngày, sau khi đã dùng xong bữa tối và không dùng đến bếp nữa ,họ sẽ làm lễ cúng trong khoảng thời gian từ 20h00 đến 23h00.
Vì có sự giao thoa giữa hai vùng miền nên mâm lễ cúng của người miền Nam cũng có các món truyền thống hoặc nhiều gia đình sẽ làm mâm lễ chay, và sẽ có thêm một đĩa kẹo thèo lèo ( kẹo đậu phộng, kẹo vừng) và một bộ “cò bay, ngựa chạy”
“Cò bay, ngựa chạy” là hình con cò và con ngựa được cắt và làm từ giấy để hóa thật sau khi làm lễ giúp ông Táo về trời nhanh hơn. Bên cạnh đó, gia chủ cũng cúng thêm 3 bộ quần áo bằng giấy cho 3 vị Táo
Ngoài ra thì trong Nam cũng không thực hiện các tục rút chân nhang, không hóa vàng áo mũ thờ, không mua cá chép thả trong chậu rồi thả sông.
3. Lễ cúng, thời gian cúng ông Công ông Táo ở miền Trung
Lễ cúng ông Công ông Táo ở miền Trung thường được cho là cầu kỳ và khác biệt nhất trong ba miền.
Người Huế và một số tỉnh lân cận sẽ thờ ông Táo ở hai nơi một ở trên Trang Ông và một bàn thờ nhỏ đặt ở bếp.
Trước khi thực hiện lễ, trang thờ sẽ được dọn dẹp sạch sẽ, gia chủ sẽ thay cát mới cho lư hương. Sau lễ, tượng bằng đất nung của ba ông Táo sẽ được mang ra miếu hay đặt dưới gốc cây cổ thụ ở ngã ba đường và thay thế tượng ba ông Táo mới.
Lễ cúng ông Công ông Táo ở miền Trung
Điều này tượng trưng cho việc bắt đầu một nhiệm kỳ” coi sóc bếp núc trong năm tới. Trong mâm cúng của người miền Trung cũng dâng lên nhiều lễ vật và một con ngựa bằng giấy có yên cương đầy đủ.
Vào sáng ngày 23 tháng Chạp sẽ có lễ dựng cây nêu ở trước sân nhà, sân đình để xua đuổi ma quỷ khi các vị thần trông coi nhà “đi vắng” và sẽ có lễ hạ nêu thường vào mùng 7 tháng Giêng.
Ngoài ra, người miền Trung cũng có lễ cúng vào chiều 30 Tết để cúng rước thần về và vào sáng mùng 1 sẽ an vị ông Táo mới.
4 Điểm khác biệt trong lễ cúng ông Táo 3 miền
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
Thời gian cúng Bắt đầu từ ngày 20, muộn nhất là 12h trưa 23 tháng Chạp. Đêm 22, rạng 23 âm lịch. Từ 20h00 đến 23h00 ngày 23 tháng Chạp.
Lễ vật cúng Cá chép sống Con ngựa bằng giấy có đủ bộ yên, cương. Mũ, áo và đôi hia bằng giấy.
Mâm cỗ cúng Xôi, gà, giò, chả, canh măng, nem… Đồ cúng, hoa tươi, hoa quả, đặt tượng mới và tượng cũ cạnh nhau. Mâm cơm phải có cá thu hoặc cá ngừ. Nem, giò, bánh chưng, hành muối, gà luộc, đĩa đậu phộng, kẹo vừng đen…
Tuy cùng là người Việt nhưng ở mỗi vùng miền đều có những phong tục, tập quán riêng tạo nên một Việt Nam đa dạng bản sắc văn hóa. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về sự khác nhau giữa lễ cúng ông Công ông Táo ở ba miền.
Bài viết liên quan
- Người chết báo mộng có đúng không? Tâm linh 2023 Thế giới tâm linh với vô vàn những điều kỳ bí mà chúng ta không thể lý giải hay giải đáp một cách cặn kẽ....
- Phật giáo và vấn đề hỏa táng | Phần 2 Hiện nay trên thế giới người ta đã sử dụng nhiều hình thức mai táng khác nhau. Mỗi hình thức chọn lựa cho mình khi...
- 15 điều cấm kỵ khi nhà có tang ( hoặc đi đám tang , biết để tránh ) Gia đình có người mất ngoài việc thương sót thì họ còn rất bối rối không biết phải làm và không được làm gì để...
- Sau khi chết ta nên địa táng hay hỏa táng Hỏa táng giúp cho người sống xem nhẹ thân này, và thấy được thân này rất giả tạm, chúng ta không bị chấp mắc vào...
- 17 Điều cần tránh khi Nhà có Tang Gia đình có người mất ngoài việc thương sót thì họ còn rất bối rối không biết phải làm và không được làm gì để...
- Nơi gửi gắm linh hồn trong những ngôi chùa Khmer Tục hỏa táng tại chùa là nghi thức tang ma truyền thống đối với phật tử theo Phật giáo Nam tông. Tại Việt Nam, việc...