Thân xác hoại diệt, quan niệm về hỏa táng trong Phật giáo
Theo Hòa thượng Thích Giác Quang, việc hỏa thiêu thi thể người đã khuất không ảnh hưởng gì đến gia đình, con cháu hiện tại cũng như kiếp lai sinh.
Nguồn gốc hỏa táng tại Việt Nam
Hỏa táng hay hỏa thiêu tức là dùng lửa thiêu thi thể người chết thành tro bụi. Tro cốt này sau sẽ được đựng trong hũ, bình, hoặc thả xuống sông, xuống biển tùy theo di nguyện của người chết, hoặc theo tập dục, chủ ý của gia đình người quá cố. Bên cạnh hỏa táng, trên thế giới còn có địa táng, thiền táng, điểu táng, thủy táng, huyền táng…
Địa táng tức chôn thi thể người chết xuống đất, người chết được để trong áo quan. Tùy nơi mà người ta chôn một lần hoặc cải táng. Thường sau khoảng 3-5 năm trở nên, sau đó đào mộ lên, rửa hài cốt cho vào tiểu sành rồi chôn lại ở một nơi khác, hoặc gần đó.
Huyền táng là hình thức táng treo, tức để thi thể người chết lộ thiên hoặc trong quan tài rồi treo lên cành cây, vách núi. Điểu táng, tức để thi thể cho chim ăn trước sự chứng kiến của người thân để họ thấy sự vô thường của đời sống. Điểu táng xuất hiện ở Tây Tạng, Nội Mông (Trung Quốc). Thủy táng tức thả thi thể xuống sông, biển, hồ. Thiền táng hay còn gọi là tướng táng. Thi thể ngồi thiền cho đến khi ngừng mọi sự sống. Thiền táng thường thấy ở các nhà sư.
Đối với Phật Giáo Ấn Độ, chết thì thiêu đó là làm theo phong tục sẵn có của Ấn Độ thời cổ chứ không phải là một sự bắt buộc gì cả.
Hỏa táng có ảnh hưởng đến vấn đề tái sinh và phước đức của con cháu?
Ở Việt Nam, theo các nhà nghiên cứu, tục hỏa táng đã có từ thời xa xưa. Căn cứ vào khảo cổ học, tục hỏa táng có thể đã có từ thời Hùng Vương, khi tìm thấy những mảnh thi thể cháy dở, cùng những vật dụng cháy dở khác nằm trong trống đồng, thạp đồng. Có người cho rằng, tục hỏa táng có từ thời Sa Huỳnh, khi tìm thấy các chum có chứa tro cốt. Tuy nhiên, đến nay thời gian cụ thể về nguồn gốc tục hỏa táng ở Việt Nam vẫn chưa nhất quán.
Tuy nhiên, do tập tục tín ngưỡng nên đến nay địa táng vẫn được nhiều người coi là cách thức tốt nhất với việc tiễn đưa người quá cố. Bởi người ta quan niệm rằng, mỗi con người luôn có phần linh hồn đồng hành cùng thể xác. Rồi lại còn có cả vía hay phách. Sau khi chết, thể xác mặc dù không còn linh hồn, nhưng linh hồn đó ít nhiều chịu ảnh hưởng từ thể xác. Mặt khác, còn do quan niệm về phong thủy, hướng, đất thấp cao, mộ kết… Lại còn quan điểm sống chỉ là tạm bợ, chết mới là bắt đầu một đời sống khác lâu dài…
Hỏa táng trong Đạo Phật
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập Đạo Phật. Có thuyết cho rằng, trước khi mất, Ngài dặn các đệ tử hỏa táng, sau đó thu các xá lợi và chia cho các nước. Các đệ tử đã làm theo di huấn của Ngài. Tuy nhiên, chưa thấy tài liệu nào nói rõ, Đức Phật có khuyến khích việc hỏa táng hay không.
Thân xác đã đến thời hoại diệt, nên thân này dù chôn xuống đất hay hỏa thiêu cũng không ảnh hưởng đến thần thức, đó là linh hồn hay nghiệp thức.
Tại sao Lý Liên Kiệt mong muốn được hỏa táng nơi cửa Phật?
Trả lời câu hỏi Phật giáo có chủ trương hoả táng không? Theo cuốn Cẩm nang cư sĩ: Phật Giáo là một tôn giáo tự do nên rất uyển chuyển trong vấn đề này. Không có luật lệ cứng rắn hay bắt buộc trong việc an táng. Tuy nhiên tại một vài xứ Phật Giáo, việc hỏa thiêu thuờng được đa số tín đồ thi hành.
Bài viết liên quan
- Công nghệ thủy táng là gì và có ý nghĩa như thế nào? Thủy táng là một trong những hình thức mai táng hiện đại nhất hiện nay. Tuy nhiên, vẫn không ít người còn khá xa lạ...
- NHỮNG MỐC QUAN TRỌNG CỦA NGƯỜI MẤT Những mốc quan trọng của người mất Lễ phát dẫn (Lễ đưa tang) Ngày phát dẫn là ngày đưa tang. Con trai trưởng phải chống...
- TANG PHỤC TRUYỀN THỐNG Con trai mặc tang cha mẹ: Con trai kể từ trưởng nam trở xuống khi cha mẹ mất đều đội mũ vành tròn bện bằng...
- Mâm cúng Thanh minh 2022 tại nhà gồm những gì? Vào dịp Tết Thanh minh, người Việt Nam thường sắp xếp thời gian để dọn dẹp phần mộ của người đã khuất, hay còn gọi...
- Khám phá phong tục rằm tháng 7 ở các nước trên thế giới Rằm tháng 7, hay còn được gọi là lễ “xá tội vong nhân”, là một ngày lễ lớn, quan trọng trong phong tục của nhiều...
- Những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương mà ai cũng cần nhớ Phong tục bốc bát hương trong thờ cúng tôn giáo của người Việt Nam là một nghi lễ quan trọng, thể hiện sự tôn kính...