Tại sao phải che gương khi gia đình có người qua đời?
Thường khi tang sự, người ta hay lấy giấy báo che gương, dán kín các ô kính, đồng thời đóng hết cửa sổ và ô thoáng. Không nhiều người biết “để làm gì”, chỉ biết là, “các cụ bảo”. Vậy tại sao nhà có người người thân qua đời, trong gia đình phải che gương?
Khi một người vừa qua đời, thì giai đoạn này quả là rất tế nhị mà ngày nay các nhà nghiên cứu về sự chết tại một số Đại học Mỹ rất lấy làm ngạc nhiên vì tính chất vi diệu, lạ lùng và cũng đầy tính khoa học bên trong sự mô tả nếu chịu để tâm nghiên cứu, khảo sát?
Người vừa mất sẽ không nhận ra là mình đã chết
Khi Chết, cái thân xác thì nằm bất động, chỉ có phần như sương khói là Thần thức thoát ra khỏi cơ thể. Theo tài liệu trong Tử thư thì lúc bấy giờ người Chết đang ở trong cỏi Trung ấm, chưa nhận thức được là mình đã thực sự chết rồi mà cứ nghĩ là mình đang còn sống bình thường. Giai đoạn này quả thật là phức tạp, khó khăn. Vì cứ nghĩ là mình còn sống tự nhiên nên vẫn đi lại cũng ra vào nhà, cũng tiếp xúc gần gũi với vợ con, bạn, hàng xóm láng giềng. Nhưng có điều là không ai trông thấy họ dù họ làm đủ mọi cách như xô đẩy, cản đường, kêu gọi… họ vẫn không thể làm cho bất cứ ai thấy được họ, Họ cũng thấy gia đình, bà con nói về họ, nhắc nhở họ. Lý do lúc bấy giờ họ không còn cái thân vật chất, vật lý và Hoá học như trước đây nữa.. Rồi khi họ thấy trong nhà bày biện bàn thờ khói hương nghi ngút, có ảnh của họ phóng lớn đặt lên đó nữa thì họ rất phân vân tưởng như là mơ, nhưng rồi thấy người thân vật vã khóc lóc khiến dần dần họ hiểu ra rằng mình đã chết – Mặc dầu, họ vẫn trong tình trạng mơ hồ phân vân không nhận định hoàn toàn rõ rệt tình huống của họ lúc ấy.
Sự phân vân mê mờ của người đã mất không biết rõ tình trạng, hoàn cảnh của mình như vậy rất tai hại vì trong vòng 49 ngày nếu tâm thức họ cứ mơ mơ màng màng không rõ rệt thì họ lại càng khó phản ứng thích hợp thuận lợi với những gì đang chờ đợi họ bên kia của tử… Do đó các vị Đại sư thường căn dặn các đệ tử khi ở cạnh người sắp qua đời hãy tế nhị cho họ biết rõ là họ sẽ phải từ giã cõi thế gian – đó là điều mà bất cứ ai cũng đều phải trãi qua không sớm thì muộn. Biết được chắc chắn như thế thì họ sẽ mạnh dạn và dứt khoát ra đi, với ý thức là mình đã thực sự chết rồi.
Linh hồn người chết đi về đâu?
Nhưng không mấy người có thể có duyên để được người khác nhắc nhở khéo léo rằng mình đã chết. Bản thân người đó thường KHÔNG NHẬN RA MÌNH ĐÃ CHẾT.
Người chết, đặc biệt là những người CHẾT TRẺ, CHẾT BẤT ĐẮC KÌ TỬ – sẽ mất đi phần lớn THỂ TRÍ (là những TRI THỨC họ học được trong suốt cuộc đời), nên thời điểm này vong hồn tạm thời NHƯ ĐỨA TRẺ CON, không nhận thức được rõ ràng hư thực.
Dán gương vì sợ người đã mất trú ngụ lại trong gương
Thời điểm này, người nhà lo rằng VONG HỒN đi ngang qua GƯƠNG mà không thấy bóng của mình, sẽ nhận ra là BẢN THÂN ĐÃ CHẾT, sẽ đau khổ – thậm chí có thể TRÚ NGỤ lại trong gương, không thoát được vì quá đau khổ, khó lòng siêu thoát. Vậy nên người ta mới lấy giấy báo dán kín gương, ô kính.
Một lí do khác giải thích cho việc che gương đó là tránh cho âm khí tỏa ra của người chết làm ố gương và chiếc gương ấy không thể sử dụng được nữa vì bị lu mờ. Dán lại như vậy để bảo vệ gương.
Với các ô kính cửa sổ, ô thoáng, là để “tránh sự nhòm ngó” từ bên ngoài. Nhưng “ai nhòm ngó” thì không biết, hoặc, không dám nói…
Dán gương kính để tránh vong linh sợ hãi
Người ta cũng tin rằng, chân hồn của người vừa mới mất khi nhìn thấy nhà mình có đám tang, rồi nhìn thấy hình ảnh của mình trong gương, thì chân hồn ấy dễ bị hoảng loạn, sợ hãi vì thân ảnh của họ lúc này thường thị hiện hình dạng của cận tử nghiệp nên có thể mang sắc diện nhìn rất đáng sợ. Việc bọc giấy đỏ còn giúp cho gia đình người đã khuất cảm thấy bớt đau thương, phiền muộn so với bọc giấy trắng.
Mặc dù tất cả đều là kiêng kỵ theo quan niệm xưa nhưng các cụ vẫn nói có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Vậy nên người ta vẫn giữ những thói quen đó đến tận bây giờ.
Mặc khác, tất cả quan điểm trên chỉ là quan niệm dân gian, được hình thành dựa trên những tâm tình yêu thương, mong muốn tốt đẹp của người sống dành cho người thân đã khuất của mình, chứ không phải là vì lý do tiêu cực khác. Tuy nhiên, về cơ bản những việc này hoàn toàn không ảnh hưởng tới quá trình chuyển sinh của một linh hồn, vì quá trình chuyển sinh có liên quan đến nhân duyên nghiệp quả của từng cá nhân, và ý niệm làm chủ tâm trí, thần thức của chân hồn đó quyết định chuyển sinh về đâu mới là quan trọng.
Vậy nên khi trong gia đình có người thân qua đời, thân quyến không vì quá đau khổ màu làm những việc làm bất tịnh khiến linh hồn người qua đời không thể tái sinh luân hồi. Mà thân quyến hãy niệm Phật, tụng đọc thần chú, thực hành ăn chay và phóng sinh để nguyện hướng cho linh hồn người thân về cõi giới tươi đẹp.
Bài viết liên quan
- Những nghi lễ cúng tuần cho người mới mất Nghi lễ cúng tuần là nghi lễ lâu đời được lưu truyền qua nhiều thế hệ, là một trong những nghi lễ quan trọng khi...
- Ý nghĩa của việc cúng 49 ngày cho người đã mất Lễ cúng 49 ngày (Hán-Việt: Chung thất) là một dạng tín ngưỡng, đồng thời nó cũng là buổi lễ cúng giỗ vô cùng quan trọng...
- Phật giáo: Hỏa táng là việc rất tự nhiên như hơi thở Phật giáo cho rằng, mỗi con người đều có 2 phần là thân xác và linh hồn. Hồn là phần quan trọng, xác chỉ là...
- 23 tháng Chạp: Cách chuẩn bị mâm cúng đưa ông Táo về trời, ý nghĩa việc này Ngày 23 tháng Chạp theo tập tục dân gian là ngày cúng ông Táo, ông Công. Mỗi gia đình thường chuẩn bị con cá chép,...
- Nghi thức tổ chức tang lễ cán bộ Khác hẳn với những buổi tang lễ thông thường, tang lễ cán bộ cấp cao có những quy định riêng theo nghị định chính phủ...
- Phật giáo và vấn đề hỏa táng | Phần 2 Hiện nay trên thế giới người ta đã sử dụng nhiều hình thức mai táng khác nhau. Mỗi hình thức chọn lựa cho mình khi...