Văn khấn chuẩn đón ông bà tổ tiên về nhà ăn Tết vào ngày 29
Văn khấn là bước không thể thiếu khi cúng tổ tiên ngày 29 với mong ước ông bà, tổ tiên về nhà ăn Tết cùng con cháu, thể hiện sự sum vầy, ấm cúng vào ngày Tết.
Với mong muốn mời ông bà, tổ tiên của mình về nhà đón Tết cùng con cháu cho sum vầy, đầm ấm thì thực hiện văn khấn là điều không thể thiếu vào ngày cuối năm. Nhưng bài văn khấn chuẩn sẽ như thế nào? Cùng Phúc Lạc Viên tìm hiểu bài văn khấn chuẩn để thực hiện nhé!
- Văn khấn được thực hiện khi nào?
Theo phong tục người Việt, vào bữa cơm chiều cuối cùng của năm, các gia đình sẽ bắt đầu làm mâm cỗ cúng tất niên để thể hiện sự sum họp, ấm no của gia đình, cùng với đó là mời gọi ông bà, tổ tiên về nhà ăn Tết.
Mâm cỗ cúng thường được đặt ở một cái bàn con bên dưới, còn trên bàn thờ chính chỉ để hoa tươi, mâm ngũ quả, một ít tiền vàng mã mang tính tượng trưng.
Sau khi chuẩn bị mâm cơm cúng, gia chủ sẽ thắp hương và đọc văn khấn gia tiên, rồi các thành viên khác làm lễ vái. Trong các tài liệu ghi chép hiện nay, vẫn còn lưu truyền lại một số bài văn khấn tổ tiên chuẩn nhất để người Việt có thể sử dụng trong bữa cơm tất niên này.
2. Văn khấn rước ông bà tổ tiên chuẩn nhất
Bài 1: Trích từ Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa – Thông tin
Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
– Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.
– Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
– Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.
– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.
– Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ …
Hôm nay là ngày 29 tháng Chạp năm …
Tín chủ (chúng) con là: …
Ngụ tại…
Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.
Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên Địa tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư linh.
Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thuỳ chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng, bách sự như ý, vạn sự tốt lành, luôn luôn mạnh khoẻ, gia đình hoà thuận.
Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì.
Nam Mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).
Bài 2: Dành cho gia đình, hộ kinh doanh cúng Gia Thần ngày tất niên
Một số gia đình, hộ kinh doanh vào ngày 29 Tết, ngoài việc cúng gia tiên còn làm lễ cúng Gia Thần để tạ chỗ “Đất đai” sau một năm làm ăn.
Lễ cúng thường là lễ mặn hoặc chay, các lễ vật chuẩn bị thường là xôi, chè, hương, hoa, trầu câu, ngũ quả, tiền vàng, trà rượu,… được đặt tại sân hoặc hiên nhà, sau đó cúng lạy ra phía trước nhà.
Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.
Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân
Con kính lạy ngài Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn Thần
Con kính lạy ngài tiền hậu Địa chủ Tài Thần
Con kính lạy các Tôn Thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là: …………………………………
Tuổi: …………………………
Ngụ tại: …………
Hôm nay là ngày…… tháng…… năm…., tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Qua một năm làm ăn, chúng con xin dâng lễ tạ ơn trên đã phù hộ độ trì cho chúng con mọi sự an lành và may mắn.
Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính Thần, các vị Tôn Thần cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con, toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Ngày nay việc làm mâm cỗ cuối năm người Việt thường làm chung với mâm cỗ cúng giao thừa nhưng cách thức kể cả bài văn khấn cũng không thay đổi về ý nghĩa của việc cúng tất niên đưa ông bà về nhà ăn Tết.
Bài viết liên quan
- Sợi dây kết nối tâm linh giữa người chết và người sống Chết có phải là hết ? Con người khi chết đi linh hồn sẽ tồn tại ra sao ? Người sống cần làm gì để...
- Hỏa táng có ảnh hưởng đến con cháu hiện tại không ? Hỏa táng có ảnh hưởng đến con cháu hiện tại không. Rất nhiều người đang tò mò muốn tìm được câu trả lời thỏa đáng...
- Bài văn khấn cúng gia tiên, thần linh ngày Tết Dương lịch Nếu như Tết Nguyên đán được thực hiện với những bài văn khấn cúng được trau chuốt thì Tết Dương lịch cũng không nên quên...
- Phật giáo: Hỏa táng là việc rất tự nhiên như hơi thở Phật giáo cho rằng, mỗi con người đều có 2 phần là thân xác và linh hồn. Hồn là phần quan trọng, xác chỉ là...
- Bàn về phong tục “phóng sinh” Khái niệm “phóng sinh” Đạo Phật được xây dựng trên nền tảng từ bi và trí tuệ. Trong bộ “Đại trí độ luận” quyển 27...
- Theo chân những người làm nghề hỏa táng Đây là một nghề cực nhọc, hiểm nguy và độc hại nhưng lại thấm đượm tình người, có ý nghĩa đối với phong tục tập...