Những nghi lễ cúng tuần cho người mới mất
Nghi lễ cúng tuần là nghi lễ lâu đời được lưu truyền qua nhiều thế hệ, là một trong những nghi lễ quan trọng khi đưa tiễn người mới mất, giúp vong linh nhận thức được mình đã mất và nhanh chóng siêu thoát.
Tập tục nghi lễ cúng tuần cho người mới mất
Cúng tuần hay còn gọi là cúng thất tuần, cúng 7 ngày là nghi lễ có nguồn gốc bắt nguồn từ Trung Quốc, du nhập vào Việt Nam sau đó được lưu truyền từ đời này qua đời khác bởi nhiều lớp thế hệ người Việt. Tương truyền rằng, bất cứ linh hồn nào sau khi mất cũng bị xét xử tội tại điện Diêm Vương, nếu không có tội sẽ được nhanh chóng đầu thai, còn nếu mắc tội nghiệp nặng nề khi còn sống phải ở lại dưới địa phủ chịu đoạ đày, hết nghiệp mới được siêu thoát.
Nghi lễ cúng tuần cho người mới mất giúp người thân của bạn bớt chịu thống khổ, thanh thản siêu thoát hơn. Trong lễ cúng tuần gia đình có thể đọc kinh cầu siêu cho người mất, đây vừa là cách giúp người mới mất tích thêm đức để nhanh chónh siêu thoát, vừa là cách để gia đình cầu phúc cho chính mình.
Nghi lễ cúng tuần phải làm đủ 7 ngày tượng trưng cho 7 phần công đức trong đó có 6 phần của người làm lễ và 1 phần cho người đã mất. Gia đình nếu làm lễ này nên mời thầy cúng, pháp sư, thầy chùa có đức hạnh hiểu biết nghi lễ làm giúp để cách thức tiến hành nghi lễ được chính xác hơn. Con cháu người thân của người mất cũng chú ý phải luôn hướng thiện, thành tâm làm việc lành để tích đức đặc biệt trong khoảng thời gian làm lễ này.
Người đã mất trong khoảng thời gian 49 ngày sẽ nằm trong giai đoạn đặc biệt chờ được tái sinh gọi là “thân trung ấm”, linh hồn vẫn quanh quẩn ở trong nhà, vẫn có thể hưởng được mùi thức ăn. Bởi vậy, khi cúng lễ cho người mới mất họ vẫn hưởng dụng được và có cảm giác ấm no đầy đủ.
Nếu không làm lễ cúng này, linh hồn quay trở về phải chịu đói rét sinh ra sầu oán với người thân. Nghi lễ này cũng đồng thời là phút giây quây quần cuối cùng của tất cả mọi người trước khi tiễn người mất ra đi.
Nghi lễ cúng tuần cho người mới mất cần được tôn trọng, làm đúng và đầy đủ các bước, quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm của người làm lễ. Chỉ có sự thành tâm thật sự mới có thể làm cảm động trời xanh, giúp người mất không còn phải chịu đau khổ đày ải nữa.
Nghi lễ cúng tuần cho người mới mất như thế nào?
Sau khi người mất, gia đình phải làm mâm lễ cúng trong suốt 7 ngày liên tiếp không đứt đoạn. Mâm cơm phải đầy đủ các món, nếu là món chay thì càng tốt, mời các thiền sư về đọc kinh gõ mõ.
Trong suốt buổi lễ, con cháu sẽ ở cạnh để làm theo hướng dẫn của thầy pháp, chú ý nghiêm túc không cười cợt, không nói chuyện rì rầm to nhỏ hay đùa giỡn, thành tâm cầu phúc cho vong linh đã mất cũng là cách tạo phúc cho chính bản thân mình.
Trong lúc khấn, người nhà con cháu có thể khấn xin người đã khuất phù hộ cho những người ở lại được bình an, may mắn và nhiều thành công.
Theo quan niệm dân gian, vào lễ cúng tuần vong linh sẽ trở về nhà bởi vậy người nhà nên tưởng nhớ người mất, phải tránh cãi cọ để tránh người mất cảm thấy đau lòng nuối tiếc không muốn đi đầu thai.
Nghi lễ cúng tuần cho người mới mất nếu làm đúng cách sẽ mở đường giúp vong linh siêu thoát, giảm bớt tội lỗi mắc phải trong khi còn sống, bởi vậy cần được hết sức chú trọng. Nếu không thể mời thầy pháp về hãy xin thầy bài khấn để gia chủ tự làm lễ siêu thoát cho người mất.
Lưu ý khi làm lễ cúng tuần cho vong linh
Nói về mâm cúng tâm linh, rất nhiều gia đình có thái độ chủ quan khi làm cơm cúng, điều này vô tình phạm tới người đã khuất, gây ra những hệ lụy không nhỏ ảnh hưởng trực tiếp đến vong linh, làm người đã khuất khó siêu thoát, gia đình người sống cũng trở nên lục đục, nảy sinh nhiều vấn đề, khó làm ăn, có người đau ốm triền miên.
Bởi vậy bạn nên chú trọng và hết sức lưu ý đến trình tự nghi lễ cúng tuần cho người mới mất. Một số những lưu ý quan trọng khi làm lễ bạn cần chú ý sau đây:
Không sử dụng thịt chó, mèo, bò khi làm mâm cơm cúng tuần, nên nhất là làm cơm cúng hoàn toàn bằng các món chay. Việc này giúp vong linh không phải chịu tội sát sanh khi xuống địa ngục, giúp người đã mất nhẹ nhàng siêu thoát hơn. Cũng không được dùng xôi gấc, xôi đỗ đen khi cúng tuần, mâm cơm cúng không cần quá cầu kỳ nhưng phải tươm tất đơn giản, gọn gàng, sạch sẽ không ôi thiu là được.
Mâm cơm cúng phải đặt dưới bàn thờ không đặt trực tiếp lên trên nhưng cũng không được đặt dưới đất, tốt nhất là dưới bàn thờ khoảng 50 phân. hãy lấy một chiếc bàn ra lau sạch bằng nước gừng để khô rồi đặt mâm cơm trên đó.
Cắt cử người trông mâm cơm cúng tránh để chó mèo chạm vào thức ăn, kể cả trẻ em cũng không nên đến gần mâm cúng bởi vô tình làm rơi vỡ các đồ vật liên quan trên mâm sẽ phạm phải tội với bề trên.
Người thân cũng phải mặc đồ chỉn chu, kín đáo, không mặc đồ nhiều màu sắc. Khi cúng hai tay chắp lại, đứng sau người làm lễ thành tâm cầu xin. Nếu làm lễ mà không có lòng thành thì cũng không có lợi ích gì cho người mất và người còn sống cả, có làm cũng như không.
Thức ăn sau khi nấu chín thì đặt lên mâm mang lên luôn, không bốc nhón thức ăn cúng, ngay cả việc nếm đồ ăn khi thêm gia vị cũng không được phép.
Lau dọn gọn gàng sạch sẽ đồ đạc căn phòng làm cơm cúng, không để đồ dơ dáy ở gần bởi điều này xúc phạm đến người đã khuất. Chú ý hướng đặt bàn thờ phải đúng phong thủy, mâm cỗ bài trí đúng hướng, kiểm tra vị trí của lư hương xem đã chính xác chưa, nếu gia chủ không biết điều này hãy hỏi thầy pháp làm chủ trì nghi lễ để biết chính xác.
Khi thực hiện các nghi lễ cúng tuần cho người mới mất hãy thành tâm, không cười đùa, nếu có một vị khách nào không biết ý thì hãy thẳng thắn mời họ đi nơi khác, tránh phạm phải những điều linh thiêng, tránh làm gián đoạn khi thầy pháp đang cử hành nghi lễ cúng kiếng.
Lúc đọc văn khấn, chú ý đọc vừa phải rõ ràng mạch lạc là được, không nên đọc quá to bởi như vậy làm các vong linh lang thang bên ngoài ghé vào tranh mâm cỗ với người đã mất.
Sau khi nhang cháy tàn rụi rồi gia chủ mới được mang mâm cơm cúng xuống và bắt đầu ăn. Tuyệt đối không được mang mâm xuống trước khi nhang chưa cháy xong, điều này là đại kỵ đối với người khuất mặt.
Cuối cùng hãy đốt tiền vàng mã, áo quan xe cộ cho người mất, chú ý đối từng ít một để tiền giấy được cháy hết, không để cháy nham nhở chọc lỗ chỗ. Bởi nếu như vậy, người mất rồi cũng sẽ chỉ nhận được phần tiền, áo quan đã cháy hết mà thôi.
Lưu ý phải luôn chú ý đốt nhang liên tục cho người mới mất, nếu không có thời gian đốt nhiều hãy sử dụng nhang vòng để thời gian cháy kéo dài hơn. Thường xuyên thay hoa cúng, không để hoa rủ hoặc héo điều này cũng không tốt cho người mới mất.
Trên đây là tất cả những thông tin cần chú ý liên quan đến nghi lễ cúng tuần cho người mới mất như thế nào, làm tốt chu toàn nghi lễ giúp người mất có thể thanh thản ra đi, đồng thời người còn sống cũng có thể giãi bày hết những điều tiếc thương chưa nói, lo xong việc họ cũng có thể an tâm tiếp tục sống tiếp.
Bài viết liên quan
- Người đã mất nên hỏa táng hay chôn cất Hỏa táng hay chôn cất người đã mất hiện nay vẫn còn là câu hỏi khiến nhiều người phân vân. Về nhân sinh quan, con...
- Ý nghĩa của việc cúng 49 ngày cho người đã mất Lễ cúng 49 ngày (Hán-Việt: Chung thất) là một dạng tín ngưỡng, đồng thời nó cũng là buổi lễ cúng giỗ vô cùng quan trọng...
- HỎA TÁNG VÀ LƯU TRO CỐT NGƯỜI ĐÃ MẤT CẦN LƯU Ý ĐIỀU GÌ? Còn người không có khả năng tiền bạc dồi dào, thì họ mua cái hũ nhỏ bỏ tro cốt vào đó để thờ. Người có...
- Lễ vật cúng tảo mộ Tết Thanh Minh cần chuẩn bị gồm những gì? Lễ vật cúng Thanh Minh không quá cầu kỳ nhưng phải đầy đủ để cúng 2 nơi là nơi đặt mộ và cúng gia tiên...
- PHẬT GIÁO, CÔNG GIÁO VÀ PHONG TỤC TẬP QUÁN VỀ TANG LỄ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM Phật giáo công giáo và phong tục tập quán về tang lễ của người VN Phong tục tập quán của lễ tang xưa và nay...
- Lý giải vì sao những người ốm yếu không nên đến đám tang Rất nhiều người khi ốm yếu kiêng kỵ đến đám ma, đặc biệt là những người bị bệnh nặng như ung thư chẳng hạn, bởi...